Mặt trăng của sao Thổ có tất cả điều kiện cần thiết cho sự sống

00:00 12/10/2020

Nhà khoa học của NASA, Hunter Waite cho biết: “Mặc dù vẫn chưa phát hiện ra sự sống, nhưng chúng tôi đã tìm thấy nguồn thức ăn cho sự sống ở đó. Tất cả các thành phần cần thiết cho sự sống đều hiện diện trên mặt trăng Enceladus của sao Thổ”

Hình ảnh minh họa về quan điểm của các nhà nghiên cứu của nhiệm vụ Cassini về cách nước phản ứng với đá ở đáy đại dương của mặt trăng Encelasdus và tạo ra khí hy-đrô.

Buổi họp báo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tổ chức lúc 1h sáng ngày 14/4 (giờ Việt Nam) đã tiết lộ những thông tin quan trọng về một địa điểm có thể tồn tại sự sống ngay trong Hệ Mặt trời Các nhà khoa học đã chắc chắn rằng Enceladus có nước ở dạng lỏng. Mới đây, tàu thăm dò Cassini của NASA cho thấy mặt trăng băng giá này cũng có các đặc điểm về những hợp chất phù hợp với sự sống – trong đó có cả các-bon, hy-đrô, ni-tơ và ô-xy – cũng như nguồn nhiên liệu cho sự sống. Quan trọng nhất, Cassini đã phát hiện ra sự hiện diện của khí hy-đrô giống như đám mây trong bầu khí quyển của mặt trăng này. Phát hiện này cho thấy, các lỗ thông hơi thủy nhiệt đang cung cấp khí hy-đrô cho đại dương ngầm của Enceladus. Trên Trái đất, các lỗ thông hơi thủy nhiệt ở dưới đáy biển có chứa các cộng đồng vi sinh vật hết sức to lớn. Mục tiêu thiết kế của tàu Cassini không phải để tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống. Thế nhưng, tàu thăm dò này đã xác nhận khả năng có sự sống trên mặt trăng xa xôi này. Nhà khoa học của NASA, Hunter Waite cho biết “mặc dù vẫn chưa phát hiện ra sự sống, nhưng chúng tôi đã tìm thấy nguồn thức ăn cho sự sống ở đó. Nó giống như kiểu một cửa hàng kẹo cho các loài vi khuẩn vậy”. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra một đám mây tương tự như vậy trên mặt trăng Europa của sao Mộc. Các quan sát mới từ tàu vũ trụ Galileo của NASA cho thấy Europa cũng có mây – giống như các đám mây trên Enceladus – nguyên nhân có liên quan tới nhiệt độ ấm hơn.

Vòng tròn màu xanh là các đám mây mà kính Hubble đã quan sát được trên Europa.

Những bức ảnh này cho thấy những đám mây được nghi ngờ là các chất phun ra cách nhau 2 năm tại cùng một vị trí trên mặt trăng băng Europa của sao Mộc.

Sự tương quan này cho thấy đại dương bên dưới bề mặt của Europa cũng có thể phù hợp với sự sống. Các nhiệm vụ để khám phá hai mặt trăng này sâu hơn vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch. Theo dự kiến, nhiệm vụ Clipper thăm dò Europa được thiết lập để gửi một tàu thăm dò và đổ bộ sẽ khởi hành trong những năm 2020 và sẽ tới Europa sau vài năm. Theo Jim Green, giám đốc khoa học hành tinh của NASA, cho biết “Nếu có các đám mây trên Europa như chúng ta vẫn đang rất tin tưởng, thì nhờ vào nhiệm vụ Europa Clipper, chúng ta sẽ sẵn sàng cho điều đó”. Theo nhà nghiên cứu Britney Schmidt – đồng tác giả của nghiên cứu Europa – “nếu bạn nghĩ về Trái đất buổi ban đầu và Europa buổi ban đầu, thì chúng cực kỳ giống nhau, ít nhất là bề mặt đại dương. Đó là lý do tại sao tôi rất hứng thú với Europa, có lẽ nó đã là một nơi có sự sống trong suốt lịch sử của hệ mặt trời”. Kim Bùi Theo Nasa