Lòng nhân ái toát ra từ một con người

00:00 12/10/2020

Nhiều lần đến với lớp học trồng cây thuốc nam ở đền Bia thờ đại danh y Tuệ Tĩnh ở Văn Thai (Cẩm Giàng- Hải Dương), có một người mà tôi đặc biệt chú ý. Đó là chị Đặng Thị Phiên sinh năm 1961. Nhà chị ở cạnh đền Bia, chị theo học lớp học trồng cây thuốc nam miễn phí của thầy giáo thầy thuốc Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Đông Nam Dược Thảo Linh Đường và Công ty Cổ phần Đông dược Phúc Thịnh Đường.

chi-dang-thi-phien

chị Đặng Thị Phiên, học viên lớp trồng cây thuốc nam ở đền Bia (Văn Thai- Cẩm Giàng).

Theo chân chị cùng thầy và trò lớp học vào vườn cây đúng một buổi học trực quan tại vườn. Tôi cảm nhận ngay khu vườn rất gọn gàng vuông vắn và đẹp đẽ, đường đi lát gạch tạo ra một cảm giác trân trọng ở chốn linh thiêng này, nơi thờ cụ Tổ thuốc Nam của dân tộc.Nhìn cảnh đoán người, có được vườn thuốc nam như thế này của Ban quản lý nhà đền. Đặc biệt ông trưởng ban Hà Quang Thành cùng nhân viên đã phải đầu tư nhiều công sức và tâm huyết lắm mới có được vườn thuốc trồng theo lô, với tác dụng điều trị theo từng nhóm bệnh quy định của Bộ y tế. Đến cuối vườn tôi thấy mấy người đang dọn cỏ, tỉa cây. Hỏi ra mới biết là anh Phạm Văn Đức nhân viên Ban quản lý nhà đền. Trời nắng to, mồ hôi nhễ nhại ướt đẫm vai áo, anh Đức vẫn hăng say lao động. Thật là chỉ có những người có tâm với đền thờ cụ Thánh thuốc nam mới lao động hăng say và nhiệt tình đến thế. Ngoài ra còn một số người tưởng là bình thường nhưng vô cùng quan trọng đó là ông Đỗ Viết Long, nhân viên bảo vệ, người hàng ngày trông nom vườn thuốc. Ông coi vườn thuốc như một phần linh hồn của đền mà mọi người phải có trách nhiệm gìn giữ tôn tạo bảo vệ. Đền Bia nơi thờ cụ Tổ có được những con người như anh Hà Quang Thành, Trưởng ban Quản lý di tích, anh Phạm Văn Đức, Đỗ Viết Long thì thật là quý báu. Hỏi chị Đặng Thị Phiên cho biết: Nhiều năm trước đây chị ốm đau thường xuyên, từ ngày sử dụng cây thuốc nam, chị khỏe mạnh và lao động tốt, bệnh tật dần dần đi đâu hết. Quý cây thuốc cứu người, chị đã đi nhiều nơi nhiều tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình… sưu tầm nhiều cây thuốc quý như: cây xạ đen, cà gai leo, ba kích, lá khôi về ươm giống. Trả ơn cây thuốc cứu mình, chị đã xin vào học lớp trồng cây thuốc nam tại đền. Để có thêm kiến thức về cây thuốc. Học thấy hay chị  rủ thêm em gái là Đặng Thị Thoại sinh năm 1974, chị Thoại đi học thấy hay và ứng dụng được vào việc làm kinh tế có hiệu quả như: trồng cây sả, trồng ba kích, cà gai leo… nên chị đã bảo con gái là Đặng Phương Thảo sinh năm 2000 theo học. Một gia đình có chị, em, mẹ con cùng học một lớp. Quả thật làm tôi xúc động, hiếm có một gia đình, một đôi chị em lại tâm huyết học cây thuốc nam đến thế. Ngoài yếu tố say mê, có lẽ họ còn có thêm một yếu tố nữa mà rất khó lý giải. Nhưng có lẽ là rất quan trọng. Đó là sự linh thiêng của nơi thờ cụ Tổ về thuốc Nam. Đến nhà chị gặp anh Dũng chồng chị đang xoay trần cạnh nồi cao xương mèo đen. Anh Dũng cho biết: Đây là loại cao rất tốt hỗ trợ cho các bệnh về xương khớp. Xương khớp thường hay thiếu muối canxi và một số muối khác. Người thiếu muối canxi trong xương được bồi bổ bằng cao mèo đen nhanh chóng hồi phục. Cao mèo đen trước hết là sử dụng trong gia đình, bà con xóm giềng ai có nhu cầu anh đều hảo tâm giúp đỡ. Lòng tốt và tác dụng nâng cao sức khỏe của cao mèo đen đã thành một thương hiệu cao mèo đen Dũng- Phiên. Cao mèo đen của vợ chồng chị Đặng Thị Phiên có hiệu quả nhanh chóng nên nhiều người biết đến mua và sử dụng. Có người đã viết thư hoặc đến gia đình cảm ơn. Ở gần đền thờ cụ Tổ thuốc nam, giữ được tâm đạo, nối đượ nghề thật là qúy hóa. Chia tay gia đình chị Đặng Thị Phiên tôi cứ suy nghĩ mãi câu nói của thầy giáo, thầy thuốc Nguyễn Anh Tuấn: “Trời đất, thần phật rất công bằng, nhân duyên được đến đâu là do tâm mình đạt đến đó. Thành công ở đời do nhiều yếu tố, nhưng đức độ một con người có lẽ họ phải tự tạo ra”. Trong khi tôi đang mải ghi chép về những thông tin của vợ chồng chị Đặng Thị Phiên thì đã thấy một đoàn năm, sáu người cả nam và nữ vào nhà chị Phiên xin lá cây thuốc. Vợ chồng chị tươi cười tiếp đón, thật là quý hóa lòng nhân ái toát ra từ một con người. Quang Minh