Liên tiếp xuất hiện "tỷ phú vé số", đất vàng nội đô sắp đông dân

00:00 12/10/2020

Trong tuần qua, các “tỷ phú vé số” đã lần lượt xuất hiện để nhận thưởng 71 tỷ đồng và 56 tỷ đồng, song vẫn nặc danh và đeo mặt nạ, điều này làm dấy lên nghi ngờ về sự không minh bạch, trong khi lãnh đạo Vietlott khẳng định tất cả “thật 100%”

Ngoài ra, vấn đề nhập siêu Trung Quốc, hàng Thái Lan xâm chiếm thị trường, những biến động trên thị trường bán lẻ, “đại gia” Parkson rút khỏi Hà Nội vì thua lỗ; Hà Nội đồng ý cho nhiều trung tâm thương mại, khách sạn “mọc” lên tại những khu đất vàng nội đô; tỷ giá tăng sát trần… là những thông tin được độc giả quan tâm trong tuần qua.

trung-so 4 người trúng giải Jackpot, xuất hiện những nghi ngờ Đầu tuần qua, người trúng 71 tỷ đồng xổ số điện toán đã lộ diện và “rinh” tiền khủng. Người này có tên viết tắt là D., quê Quảng Ngãi, hiện đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Đây là người thứ 3 trúng “độc đắc” xổ số điện toán. Cũng như 2 “tỷ phú vé số” trước, ông D. đã đeo mặt nạ “kín mít” để đơn vị trả thưởng công khai thông tin về việc trao giải. Kế đến, vào chiều 25/11, “tỷ số vé số” thứ 4, một người chơi xổ số điện toán đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã nhận thưởng 56 tỷ đồng sau khi trúng giải Jackpot – Mega 6/45. Việc trúng thưởng quá nhiều chỉ sau một thời gian ngắn đã khiến cho nhiều người dân, chuyên gia kinh tế nghi ngờ có thể chỉ là chiêu quảng cáo. Các cơ quan chức năng cần làm rõ thông tin có trúng thưởng thật hay không? Tại phiên họp báo của Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 23/11, ông Nguyễn Thanh Đạm, Phó Tổng giám đốc Vietlott khẳng định, “những người trúng thưởng Jackpot là thật 100%”. Ông Đạm cho biết, việc giữ bí mật thông tin đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng, song có sự chứng kiến, giám sát của các cơ quan chức năng. Theo tính toán của các chuyên gia, với cơ cấu giá vé, chỉ cần 1% dân số với 1 vé giá 10.000 đồng thì doanh thu đã là 10 tỷ đồng, chưa kể, một người chơi không chỉ mua có 1 vé mà có nhiều người mua rất nhiều vé, nên việc trúng thưởng tiền "khủng" là bình thường. Cuối năm, hàng hóa Trung Quốc, ASEAN ùn ùn vào Việt Nam Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) hết tháng 10, Việt Nam chi 40,2 tỷ USD (hơn 900.000 tỷ đồng) để nhập các hàng hóa từ Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc, thời điểm cuối năm hoạt động nhập khẩu hàng từ các nước ASEAN vào Việt Nam khá mạnh, trong đó có rau củ quả, thực phẩm bia rượu, xăng dầu và đặc biệt là ô tô từ ASEAN tăng đều qua các tháng. Trong khi đó, hàng tiêu dùng, ô tô Thái Lan lấn sân. Trong 10 thương vụ M&A tiêu biểu nửa đầu năm 2016, riêng lĩnh vực bán lẻ có tới 2 thương vụ đạt giá trị giao dịch lớn nhất và đều thuộc về nhà đầu tư Thái Lan. Thương vụ đó là Central Group mua lại BigC Việt Nam với giá 1,145 tỷ USD và TCC Holding cũng mua chuỗi siêu thị Metro Việt Nam với giá 695 triệu USD. Sự có mặt của các ông chủ người Thái Lan tại các hệ thống siêu thị có tiếng và ăn khách ở Việt Nam như Metro, Big C… đang giúp hàng hoá của Thái Lan chiếm lĩnh được thị phần tốt tại Việt Nam. Mặt hàng được nhắm tới tiếp theo không gì khác là ô tô. Liên quan đến mặt hàng ô tô, đầu tuần qua, với việc Quốc hội thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 của Luật Đầu tư, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô đã chính thức được bổ sung vào danh mục những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. “Đại gia bán lẻ” Parkson rời Hà Nội, nhiều trung tâm thương mại sắp mọc lên Chỉ trong một thời gian ngắn, Parkson đã lần lượt đóng cửa 3 trung tâm thương mại mua sắm tại Hà Nội và TPHCM. Đi cùng với đó, việc kinh doanh của họ ở Việt Nam cũng liên tục sa sút trong những năm gần đây. Cụ thể, báo cáo tài chính chưa được kiểm toán trong quý III kết thúc vào 31/3/2016 của Parkson Retail Asia Limited (năm tài chính của Parkson kết thúc vào tháng 6 hàng năm), nhà bán lẻ này tiếp tục chứng kiến một quý kinh doanh không hiệu quả ở Việt Nam, sụt giảm 8,2%; và tổng cộng 9 tháng của năm tài chính 2016, các trung tâm thương mại của Parkson tại Việt Nam ghi nhận khoản lỗ trước thuế 4,9 triệu đô la Singapore (tương đương gần 80 tỷ đồng).

parkson

Trong tuần qua, thông tin khách sạn hơn 115 tuổi Metropole Hà Nội sắp đổi chủ cũng thu hút chú ý. Theo đó, quỹ VOF của VinaCapital vừa công bố bán đi "tài sản" với mức giá tối thiểu 100 triệu USD. Tài sản này có giá trị ròng 60 triệu USD, trùng khớp với khoản đầu tư tại khách sạn Metropole Hà Nội trong danh mục đầu tư của quỹ này. Trong khi đó, nhiều trung tâm thương mại, khách sạn sắp “mọc lên” tại những khu “đất vàng” Hà Nội. Theo đó, thời gian tới, nội đô Hà Nội sẽ có thêm một “siêu đô thị” 11ha trên đường Nguyễn Trãi, một tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn nhà ở, nhà trẻ và trường học tại 432 phố Minh Khai, một tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở tại 148 Giảng Võ và khách sạn được xây tại khu đất số 22-32 phố Lê Thái Tổ. Về vấn đề chống lợi ích nhóm trong quy hoạch, trong phiên thảo luận về Luật Quy hoạch đầu tuần trước, có đại biểu Quốc hội đã lên tiếng “đòi” truy cứu trách nhiệm với lãnh đạo về hưu. Phản ánh thực tế thời gian qua đã xảy ra tình trạng quy hoạch bị lái theo lợi ích nhóm hoặc bị điều chỉnh một cách tùy tiện, làm thiệt hại cho nhà nước và doanh nghiệp, gây bất bình trong nhân dân, đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) đề nghị cần phải xác lập các chế tài ràng buộc đối với người phê duyệt quy hoạch, trách nhiệm là liên tục, kể cả khi đã về hưu vẫn bị xử lý. Xáo trộn mạnh về tổ chức cán bộ tại Bộ Công Thương Vừa qua, Bộ Công Thương đã có "cuộc Diên Hồng", lấy ý kiến mọi cán bộ trong Bộ về dự kiến kiện toàn, tinh giản bộ máy cho phù hợp... Theo đó, sự cải cách hành chính rất lớn trong việc giảm từ 35 đầu mối xuống chỉ còn 28 đầu mối. Về sự kiện này, nhiều chuyên gia đánh giá cao nhưng vẫn còn kỳ vọng rất nhiều từ Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ông Nguyễn Văn Nam – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại cho rằng, khi cải tổ phải có nguyên tắc rõ ràng, còn nếu chỉ từ 35 cục, vụ, viện chuyển thành còn 28, bớt được 7 thì cũng không đáng kể. Còn theo nhận xét của ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) thì bộ máy tinh gọn nhưng nhân sự phải “khỏe”, còn nếu nhân sự vẫn yếu kém thì hoạt động vẫn không hiệu quả. “Đặc biệt là việc cải tổ có dám “đụng chạm” đến những cán bộ “con ông, cháu cha” hay không? bo-cong-thuong Một thông tin khác liên quan đến Bộ Công Thương trong tuần, tại buổi họp báo công bố các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia Vietnam value 2016 chiều 23/11, trả lời câu hỏi về việc vì sao sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã gây bức xúc cho người tiêu dùng trong thời gian qua mà doanh nghiệp này vẫn đủ tiêu chí xét chọn và đạt Thương hiệu Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định “Không phải doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia thì tất cả sản phẩm của doanh nghiệp đó đều là Thương hiệu quốc gia”. Ở kỳ xét chọn này, Tân Hiệp Pháp chỉ có 2 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia đó là Trà thảo mộc Dr. Thanh và Trà xanh 0 độ. Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại thừa nhận rằng, Tân Hiệp Phát có nhiều lùm xùm trên phương tiện thông tin báo chí. Tuy nhiên, qua quá trình điều tra của cơ quan công an vấn đề của Tân Hiệp Phát đã được giải quyết và cơ bản không có vấn đề gì. Tỷ giá có thể đảo chiều Trưa 24/11, giá USD được nhiều ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng mạnh và chỉ còn thêm 5 VND nữa là đạt mức trần cho phép (23.000 VND/USD). Điển hình tại Vietcombank, giá USD được ngân hàng này niêm yết giao dịch ở mức 22.690 VND (mua vào) - 22.790 VND (bán ra), tăng so với cuối ngày trước đó 100 VND. Đây cũng là mức tỷ giá mà BIDV và VietinBank đang niêm yết. Cuối ngày, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước là Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phát ngôn trên báo chí cho biết: Tỷ giá tăng nhanh trong một thời gian ngắn, tức là trong mấy ngày qua chủ yếu là do yếu tố tâm lý và có thể có diễn biến đảo chiều trong thời gian tới. Hiện tại, diễn biến tỷ giá vẫn đang tiếp tục là mối quan tâm của đông đảo người dân, doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn “nóng” cuối năm. Bích Diệp / nguồn dantri.com.vn