“Lê Lợi chống quân xâm lược Mông – Nguyên” (!?)

00:00 12/10/2020

Tình cờ đọc mấy trang điện tử, tôi đi từ hào hứng đến bất ngờ... Những lỗi về kiến thức lịch sử Trong bài “Đi tìm sự tích thánh ông Hoàng Mười”, đăng trên kienthuc.net.vn (Báo điện tử Kiến thức - Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) ngày 28/2/2016, có ghi “Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu văn hóa thì giả thuyết ông Hoàng Mười chính là Nguyễn Xí có sức nặng hơn cả. Bởi xét về lịch sử ngôi đền được xây dựng vào năm 1634, tức cùng thời của Nguyễn Xí”. Trong khi đó, Nguyễn Xí được lịch sử ghi nhận là sinh năm 1396 và mất năm 1465. Vậy mà tác giả của bài báo này vô tư ghi là “ngôi đền được xây dựng vào năm 1634, tức cùng thời của Nguyễn Xí”. Cách nhau gần 200 năm vậy mà tác giả vấn cho là “cùng thời” thật là một lỗi  sai cơ bản về kiến thức lịch sử của tác giả bài báo. chup-man-hinh chup-man-hinh Còn ở bài “Điền trang của Hoàng thái hậu Trần Thị Ngọc Hào - cơ sở hậu cần của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược” của tác giả Nguyễn Thị Phương Chi đăng trên Văn hóa Nghệ An (Tạp chí Văn hóa Nghệ An) vào 17 giờ, 26 phút thứ tư, ngày 22 tháng 8 năm 2012, viết “Điền trang của Hoàng hậu Bạch Hào tồn tại cho đến lúc Lê Lợi khởi nghĩa chống quân xâm lược Mông- Nguyên, có lẽ phải được trên dưới bốn chục năm”. Trong lịch sử Việt Nam chỉ có cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi chống quân Minh xâm lược (1418-1427) mà thôi, còn cuộc khởi nghĩa như tác giả Phương Chi viết thì đây là lần đầu nghe. Qua tìm hiểu được biết tác giả Nguyễn Thị Phương Chi cũng là một trong những người nghiên cứu về lịch sử. Chẳng hiểu nổi tác giả này đang nghiên cứu lịch sử gì nữa mà lại có lỗ sai như thế này?. chup-man-hinh chup-man-hinh   Giả thuyết bôi nhọ nhân vật lịch sử có công với dân tộc Hai ví dụ trên là những lỗi sai cơ bản về kiến thức lịch sử, còn trên Petrotimes (báo điện tử của Hội Dầu khí Việt Nam) ngày 14/7/2016, có bài “10 bí ẩn chưa có lời giải trong lịch sử Việt Nam (phần 1)”, trong phần “Ai sát hại vua Đinh Tiên Hoàng?”, tác giả Ánh Trăng viết “Đỗ Thích chỉ là tấm bình phong che đậy cho thủ phạm thực sự, Lê Hoàn và Dương Vân Nga mới chính là thủ phạm”. Trong khi đó lịch sử đã ghi sự kiện này do Đỗ Thích làm, vậy mà tác giả này vấn vô tư đưa ra giả thuyết như vậy để bôi nhọ một nhân vật có công “Phá Tống bình Chiêm” để bảo vệ độc lập chủ quyền Tổ quốc như Lê Hoàn. Đây quả là một sự bôi nhọ trắng trợn của tác giả bài viết. Nỗi băn khoăn Trên đây chỉ là một số lỗi về kiến thức lịch sử đã được đăng tải trên các báo, tạp chí trong thời gian qua, từ đó cho thấy các kiến thức lịch sử đã và đang bị nhầm lẫn một cách nghiêm trọng. Một số câu hỏi được dư luận đặt ra là phải chăng các bài viết này khi đăng lên các báo, các tạp chí chưa được kiểm duyệt chu đáo hay là ngay cả người kiểm duyệt cũng có những lầm lẫn về kiến thức lịch sử?. Trong lúc việc học sử, dạy sử thời gian qua đang có nhiều vấn đề để bàn thì những lỗi sai về kiến thức như trên là không nên có. Hoàng Kiểm