Lần đầu tiên lập kế hoạch quy hoạch tổng thể quốc gia

00:00 12/10/2020

Đây là lĩnh vực mới, phức tạp có liên quan đến quốc phòng an ninh, cần có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ.

Năm 2018, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành liên quan xây dựng kế hoạch vốn cho việc lập các quy hoạch ngành quốc gia cho thời kỳ 2021-2030 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để trình cấp có thẩm quyền quyết định bố trí kế hoạch vốn.

Kinh nghiệm ít

Theo Luật Quy hoạch, quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.

Lập quy hoạch tổng thể quốc gia là lĩnh vực mới, phức tạp và có nội dung liên quan đến đảm bảo quốc phòng, an ninh, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng Quy hoạch quốc gia do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Chủ tịch Hội đồng để chỉ đạo quá trình tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, đây là lần đầu tiên quy hoạch tổng thể quốc gia được triển khai lập tại Việt Nam theo quy định tại Luật Quy hoạch. Nội dung, khối lượng công việc rất lớn, liên quan đến tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương và có tính chiến lược lâu dài. Kinh nghiệm quốc tế cũng còn ít. 

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương, trước hết xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia; đồng thời xây dựng các quy hoạch thuộc ngành mình phụ trách như quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh... Các bộ ngành và địa phương liên quan tích cực nghiên cứu, phối hợp với Bộ KH-ĐT xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia. Bộ KH-ĐT chủ trì, tổng hợp để trình Hội đồng quy hoạch quốc gia, Chính phủ xem xét trong tháng 12-2019. 

Tham gia Hội đồng có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Bộ KH&ĐT là cơ quan thường trực Hội đồng, được giao nghiên cứu và lập Kế hoạch tổ chức triển khai lập Quy hoạch tổng thể quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Bộ KH-ĐT chủ trì, tổng hợp để trình Hội đồng quy hoạch quốc gia, Chính phủ xem xét vào cuối năm nay. 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao công tác chuẩn bị của cơ quan thường trực Hội đồng. Mặc dù trong thời gian ngắn, việc triển khai Luật Quy hoạch còn nhiều vấn đề mới, phức tạp, nhưng Bộ KH&ĐT đã chủ động, tích cực chuẩn bị một cách bài bản. Báo cáo đã khái quát cơ bản đầy đủ các nội dung từ kết quả triển khai nhiệm vụ của Hội đồng, đến đề xuất trình tự, kế hoạch lập quy hoạch tổng thể quốc gia, đề án phân vùng…

Theo Luật Quy hoạch, đây là lần đầu tiên quy hoạch tổng thể quốc gia được triển khai lập tại Việt Nam. Nội dung, khối lượng công việc rất lớn, liên quan đến tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương và có tính chiến lược lâu dài. Kinh nghiệm quốc tế cũng còn ít.

Từ đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương, trước hết xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, đồng thời xây dựng các quy hoạch thuộc ngành mình phụ trách như: Quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh,...

Trình kế hoạch vào tháng 12/2019

Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, “các bộ, ngành và địa phương liên quan tích cực nghiên cứu, phối hợp với Bộ KH&ĐT xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia. Bộ KH&ĐT chủ trì, tổng hợp để trình Hội đồng Quy hoạch quốc gia, Chính phủ xem xét trong tháng 12/2019”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cho rằng, quy hoạch tổng thể quốc gia là loại quy hoạch mới, có nội dung  rất lớn và phức tạp. Đồng thời đây cũng chính là những nội dung cụ thể của chiến lược phát triển đất nước. Do đó, việc lựa chọn đơn vị tư vấn đòi hỏi phải có những điều kiện, tiêu chí rất chặt chẽ để lựa chọn được đơn vị tư vấn có năng lực và khả năng triển khai thành công việc lập quy hoạch.

“Nên ưu tiên đơn vị tư vấn trong nước, cụ thể là Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT) cùng với tổ hợp tư vấn từ các bộ, ngành tham gia các hợp phần của quy hoạch tổng thể quốc gia. Bên cạnh đó mời tư vấn nước ngoài để tham gia, phản biện liên quan đến quy hoạch một số ngành, lĩnh vực mà chúng ta chưa có kinh nghiệm”, Phó Thủ tướng nói.

Về các phương án phân vùng trong quy hoạch, Phó Thủ tướng đề nghị cơ quan thường trực tiếp thu ý kiến các thành viên Hội đồng tại cuộc họp; nghiên cứu, hoàn thiện phương án, công khai lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến đảm bảo tính minh bạch, tạo sự đồng thuận của các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân trên cả nước, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Phó Thủ tướng lưu ý, việc phân vùng trong quy hoạch cần ưu tiên sự tương đồng về kinh tế-xã hội để thuận lợi trong chính sách đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho những vùng, khu vực, tỉnh thành còn khó khăn có sự liên kết trong phát triển.

"Đối với khung định hướng xây dựng quy hoạch, các bộ, ngành phải chủ động định hướng chiến lược các lĩnh vực, ngành của mình - đây là những hợp phần trong khung định hướng của quy hoạch tổng thể quốc gia", Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Xây dựng quy hoạch ngành thời kỳ 2021-2030

Trước đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung nguồn lực tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030 được phân công theo quy định của Luật Quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 31/12/2020; phối hợp với cơ quan lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch.

Xây dựng kế hoạch vốn cho việc lập các quy hoạch ngành quốc gia cho thời kỳ 2021-2030 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trong quý 2/2018 để trình cấp có thẩm quyền quyết định bố trí kế hoạch vốn lập quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước; được sử dụng nguồn 10% dự phòng trên tổng mức vốn đã phân bổ cho các Bộ, ngành trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 hoặc nguồn vốn chi sự nghiệp kinh tế đã bố trí trong dự toán năm 2018 của các Bộ, ngành để tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030 ngay trong năm 2018 theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.