Làm giàu từ Mắc Ca đủng đỉnh, nôn nóng mất cơ hội

00:00 12/10/2020

DNHN: Ý kiến của nhiều chuyên gia ,nhà quản lý nghiên cứu về vấn đề trồng và phát triển bền vững Mắc Ca đều cho rằng : thời điểm này không nên bàn về sản lượng hay diện tích trồng mà vấn đề cần đặt lên hàng đầu là chất lượng hàng hóa phải đạt chuẩn  thế giới T.S Nguyễn Trí Ngọc – Viện trưởng viện nghiên cứu  và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp thành tây khẳng định : “ Nôn nóng quá sẽ cho ra sản phẩm kém chất lượng mà đủng đỉnh quá mất cơ hội làm giàu;.

hình ảnh minh họa ( nguồn internet)

Đề xuất quy hoạch mang tính định hướng đúng đắn. Trong những ngày gầm đây, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân,nông dân đã tranh luận rất sôi nổi về việc nhà quản lý nên quy hoạch cho trồng bao nhiêu hecta mắc ca  trong cả nước:  200.000ha như kế hoạch của tập đoàn Him Lam hay chỉ ở mức 10.000ha trong 5 năm tới  như quan điểm của Bộ NN&PTNT vừa đưa ra . Nhiều ý kiến cũng tập trung mổ xẻ vấn đề giống mắc ca kém chất lượng, loạn giá bán giống cây trồng khiến nông dân dễ “mắc bẫy”. Bộ NN&PTNT đã có báo cáo trình Thủ Tướng  Chính phủ về vần đề phát triển cây Mắc ca tại Việt Nam  trong đó khẳng định hiện chưa có đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca, đến năm 2020 chỉ trồng được khoảng 10.000ha ( gồm cả tập trung  và trồng xen). Báo cáo của  Bộ NN&PTNT đưa ra trong bối cảnh lo ngại về việc phát triển ồ ạt “ cây tỷ đô” sẽ dấn tới thất bại như những cây trồng trước đố, được cho là kịp thời  vừa sức và hoàn toàn hợp lý. Cây Mắc ca là loại cây kén “ thổ nhưỡng” và khí hậu thường khi trồng tới có quả phải mất 5 năm. Theo các nghiên cứu cho rằng cây mắc ca có thể trồng ở khắp nơi nhưng có cho quả  hạt thì lại rất ít nơi trồng được. Thay vì mất quá nhiều vào thời gian bàn bạc xem trồng  bao nhiêu ha chúng ta nên tập trung vào nghiên cứu xem làm thế nào để có sản lượng cao , chất lượng tốt mới thực sự  là việc cần làm lúc này.Cây mắc ca chỉ có thể thành “cây tỷ đô” của Việt Nam  khi chất lượng nhân mắc ca của chúng ta đtạ tiêu chuẩn chất lương của thế giới mà không phải là chúng ta trồng được bao nhiêu hecta hay bao nhêu cây. Theo thống kê các cơ sở cung ứng giống uy tín có vườn cây đầu dòng  đạt tiêu chuẩn chỉ đáp ứng  đủ nhu cầu trồng mới 1.000 ha /năm  vì thế muốn phát triển diện tích “ nóng” cây mắc ca cũng là vấn đề vô cùng khó khăn. Ông Nguyễn Trí Ngọc – Viện trưởng viện nghiên cứu  và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp thành tây nhận xét” Việc thay đổi từ chỉ đạo của Bộ dựa trên điều kiện thực tế của sản xuất rất là đáng mừng. Đó là bộ không khuyến khíc người người, nhà nhà trồng mắc ca mà đề cao hình thức liên kết sản  xuất theo chuỗi giá trị , có ự tham gia của cả doanh nghiệp cùng nông dân, từ cung ứng vật tư  đầu vào, chăm sóc, bảo quản chế biến để nang cao giá trị gia tăng.Bởi trong thời đại hội nhập quốc tế  sâu rộng, nông dân Việt khó có thể tự “ bơi” trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt được”. Còn rất nhiều việc phải làm Để đảm bảo  thành cong mọi khâu chuẩn bị đều phải làm tốt thì mới phát triển được thị trường một cách bền vững. Theo ông Lê Tùng Anh – Giám độc dự án mắc ca , cty IDT  International: “ Trước hết  chúng ta nên tập trung vào các khâu đầu của chuỗi giá trị như: giống kỹ thuật chăm sóc cây  để phổ biến cho người làm trực tiếp hay hình thành các mô hình bảo quản quy mô nông hộ để giúp người dân bảo quản hạt mắc ca đúng cách và dần dần quen với quy tình bảo quản ở quy mô lớn sau này”. Ông Nguyễn Văn Sơn-  Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng , phó ban chỉ đạo thường trực dự án mắc ca lâm đồng có đưa ra ý kiến:” Để bắt đầu dự an cùng nhà đầu tư,chúng tôi đang giải quyết các vấn đề sau: cơ chế liên kết giưa doanh nghiệp vớ nong dân như thế nào nhần mạnh yếu tố bền vững và an toàn cho nong dân; quy hoạch tổng thể về việc trồng mắc ca gồm giống, vùng trồng, thị trường,sản phẩm, cơ chế để địa phương cuàng tham gia giám sát hoạt động của dự án nhằm tránh nảy sinh các vấn đề liên quan đến quyền lợi của nông dân và đất đai, tài nguyên rừng và nước. Về quản lý chất lượng giống ,ông Quách Đại Ninh- Phó  vụ trưởng vụ phát triển rừng (Tổng cục Lâm nghiệp) khẳng định “ Hiện nay Việt Nam  đã có 10 giống mắc ca  chất lượng được Bộ NN&PTNT công nhận với gần 500ha  mắc ca có nguồn gốc  rõ rang được đnahs giá đủ tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường . Nông dân cần sử dụng những bộ giống này. 3 Năm nữa hãy xây nhà máy Còn về vấn đề có nên đầu tư xây dựng nhà máy sơ chế mắc ca tại vùng nguyên liệu ở thời điểm này hay không  ? Trên thế giới mô hình thành công nhất là của MPC, công ty hàng đầu của Australia về chế biến mắc ca.Họ phải đầu tư khoảng 60 triệu USD xây dựng một nhà máy sơ chế hạt mắc ca với công suất 11.000 tấn/năm.Để đạt được độ ẩm  10% của mắc ca phải mất thời gian sấy lên đến 4 tuần , nhiệt độ ổn định ở mức 40o C. Để có nguồn nguyên liệu ổn định MPC đã kí hợp đồng chặt chẽ với  750 nông trại trên khắp Australia và được pháp luật bảo vệ nên không có trường hợp vi phạm hơp đồng sảy ra. Ông Lê Tùng Anh – Giám độc dự án mắc ca , cty IDT  International cho rằng: Việt Nam hoàn toàn có thể làm được nếu thay đổi cách nghĩ cách làm của cả người dân,doanh nghiệp  và chính quyền thì mới đảm bảo cho  mô hình này hoạt động.Cùng với đó là sự vào cuộc của các bên liên quan để nhanh chóng xác định mô hình hiệu quả cho từng địa phương. Với quy mô như hiên nay chúng ta chỉ sản xuất được với công suất 5-10/ tấn /năm  về chế biến chiều sâu nên khuyến khích xây dựng nhà máy ở gần thị trường tiêu thụ, ví dụ như các đô thị lớn để  đảm bảo rằng  sản phẩm mắc ca sau khi  ra lò sẽ được vận chuyển nhanh nhất trong điều kiện  tốt nhất đến nơi có nhu cầu để đảm bảo chất lượng cao .Không nhất thiết phải đặt ngay tại các vùng nguyên liệu như Tây Bắc, Tây Nguyên , bởi hạt amwcs sa sau khi đã qua sơ chế thì có thể bảo quản được  thời gian lên tới cả tháng”. Phương Nam