Lãi suất ngân hàng đang giảm

00:00 12/10/2020

Sau giai đoạn các ngân hàng liên tiếp tăng lãi suất trong những tháng cuối năm 2018 khiến không ít người lo ngại, thì hiện tại đã xuất hiện những yếu tố có thể giúp mặt bằng lãi suất ổn định trở lại, thậm chí có cơ hội giảm sau giai đoạn Tết Nguyên đán.

Lãi suất ngân hàng đang giảm

Ảnh minh họa.

Từ thực tế thị trường...

Đã thành thông lệ mỗi năm, sau giai đoạn tiền gửi rút ra mạnh vào cuối năm để tập trung kinh doanh, thanh toán và mua sắm thì sau đó dòng tiền gửi có xu hướng quay lại hệ thống ngân hàng ngay những ngày giao dịch cận Tết cho đến sau kỳ nghỉ Tết. Xu hướng này khiến việc huy động vốn tại các ngân hàng  tăng mạnh. Đây cũng là cơ hội để các ngân hàng có thể điều chỉnh giảm lãi suất trở lại.

Đáng chú ý là không chỉ lượng tiền gửi thanh toán của khách hàng doanh nghiệp tăng cao, mà lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng tăng mạnh trong giai đoạn này.

Thực tế cho thấy tiền gửi tiết kiệm của nhiều ngân hàng bắt đầu tăng nhanh khi trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ Tết. Nhiều khách hàng do muốn nhận tiền lỳ xì đầu năm của ngân hàng và tham gia các chương trình khuyến mãi nhân dịp đầu xuân, cũng như để lấy hên đầu năm, nên càng tích cực gửi tiền vào ngân hàng.

Thời điểm đầu năm cũng thường chứng kiến các dự án đầu tư công triển khai chậm chạp, nên dòng vốn ngân sách chưa được giải ngân nhiều, do đó lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước cũng chủ yếu nằm tại các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng lớn, do đó phần nào hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống.

Ở chiều ngược lại, nhu cầu vay tiền đầu năm âm lịch thường rất thấp, do đặc tính mùa vụ nên doanh nghiệp thường chưa đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Khách hàng cũng không muốn đầu năm mới đã đi vay vì tâm lý e dè, kiêng kỵ. Rõ ràng với lượng vốn chảy mạnh vào ngân hàng trở lại trong khi đầu ra nhỏ giọt, khiến thanh khoản của nhiều ngân hàng càng trở nên dư thừa.

Thực tế là ngay từ trước Tết, một số ngân hàng đã bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất trở lại ở một số kỳ hạn, trong đó có thể kể đến các ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, Techcombank, ACB; hay như VPBank thậm chí giảm đồng loạt 0,2% ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

... Đến mong muốn của nhà điều hành

Ổn định lãi suất và thậm chí có thể giảm thêm cũng là mong muốn của nhà điều hành các ngân hàng ngay từ những tháng đầu năm này. Trong công điện ngày 12/2 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phấn đấu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Nhiệm vụ ổn định và giảm thêm lãi suất đối với cộng đồng doanh nghiệp luôn là định hướng xuyên suốt trong nhiều năm trở lại đây của Chính phủ.

Trong tháng 1, NHNN đã tăng mạnh tỷ giá niêm yết và tích cực mua dự trữ ngoại hối, mà theo như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1-2019 là đã mua trên 4 tỷ USD dự trữ ngoại hối, tương ứng với 92.800 tỷ đồng được bơm ra thị trường, phần nào tăng lượng cung ứng tiền đồng và thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

Ngay trong tháng đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bắt đầu triển khai một số giải pháp, công cụ để hiện thực hóa việc hỗ trợ thanh khoản và ổn định lãi suất cho thị trường. Trong tháng 1, NHNN đã tăng mạnh tỷ giá niêm yết và tích cực mua dự trữ ngoại hối, mà theo như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2019 là đã mua trên 4 tỳ USD dự trữ ngoại hối, tương ứng 92.800 tỷ đồng được bơm ra thị trường, phần nào tăng lượng cung ứng tiền đồng và thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

Chẳng những vậy, NHNN cũng tích cực bơm tiền qua kênh thị trường mở, với con số bơm ròng từ đầu năm 2019 đến ngày 1/2/2019, tức ngay thời điểm trước khi nghỉ Tết, hơn 75.000 tỷ đồng, trong đó ngoại trừ tuần đầu tiên của năm hút ròng 46.700 tỷ đồng thì sau đó đã có liên tiếp 4 tuần bơm ròng gần 122.000 tỷ đồng. Nhờ lượng tiền bơm ròng mạnh mẽ qua kênh mua ngoại tệ lẫn kênh OMO đã giúp lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng hạ nhanh từ mức trên 5% vào cuối tháng 1 xuống còn 4,72% tính đến ngày 13/2.

Chưa dừng lại ở đó, NHNN hồi đầu tháng 2 đã ban hành dự thảo thông tư quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo đó cho phép TCTD kiểm soát đặc biệt có thể được miễn dự trữ bắt buộc, đồng thời nhóm TCTD hỗ trợ ngân hàng tái cơ cấu có thể được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ quan trọng và có sức tác động mạnh mẽ đến hoạt động các ngân hàng cũng như điều hành chính sách, tuy nhiên rất ít khi được sử dụng. Quyết định 750 quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã ban hành từ tháng 4/2011. Do đó, với lần chỉnh sửa bằng thông tư quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc này có thể thấy NHNN đang muốn sử dụng các công cụ chính sách đa dạng hơn để điều hành hệ thống.

Nếu dự thảo thông tư trên sớm được thông qua, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước như Vietcombank, Vietinbank, BIDV đang hỗ trợ các TCTD yếu kém có cơ hội được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, do đó càng giúp thanh khoản của nhóm này được cải thiện, tạo điều kiện có thể giảm thêm lãi suất tiền gửi. Thống kê cho thấy tiền gửi của ba "ông lớn" này đang có tổng số dư tiền gửi khách hàng chiếm trên 40% tiền gửi toàn hệ thống, do đó dự trữ bắt buộc nếu được giảm cũng là đáng kể.

Đối với nhóm ngân hàng yếu kém hoặc đang được kiểm soát đặc biệt, vốn đang phải treo lãi suất tiền gửi kịch trần ở các kỳ hạn dưới 6 tháng, thì việc miễn dự trữ bắt buộc nếu được thông qua cũng sẽ tháo gỡ phần nào khó khăn cho các ngân hàng này, cũng như bổ sung thêm được lượng vốn để kinh doanh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc