ĐắK Lắk: Lại phát hiện một vụ phá rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô

00:00 12/10/2020

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô (xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) có tổng diện tích 26.600 ha, trong đó phân khu rừng bảo vệ nghiêm ngặt có hơn 15.000 ha; phân khu phục hồi sinh thái hơn 9.000 ha; phân khu dịch vụ hành chính là 2.000 ha. Rừng ở đây có nhiều loại gỗ quý, như: Giáng Hương, Cẩm Lai, Cà Te, Trắc… và nhiều động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Thế nhưng, thời gian gần đây, khu rừng này đã bị nhiều nhóm lâm tặc “tấn công” đốn hạ lấy đi nhiều gỗ quý, trong đó có vụ chặt phá 26 cây gỗ Giáng Hương đã bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ ngày 28/9/2016.

doi-tuong-chat-pha-rung-bi-bat

cac-doi-tuong-bi-bat

Các đối tượng phá rừng tại tiểu khu 622 (Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô) bị bắt giữ ngày 28/9/2016

Ngày 3/10, Đại tá Trần Duy Trường - Trưởng Công an huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngày 1/10, Công an huyện Ea Kar đã có lệnh bắt tạm giam các đối tượng La O Y Lem (sinh 1999), Ha Ra Y Trang (sinh 1993) và Lê Mô Y Cường (sinh 1980), đều thường trú tại buôn Zô, xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên để điều tra, làm rõ hành vi chặt phá rừng xảy ra tại tiểu khu 622, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 28/9/2016. Trước đó, vào khoảng 9 giờ, ngày 28/9/2016, trong lúc tuần tra tại tiểu khu 622, lực lượng kiểm lâm của khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (nằm trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) đã phát hiện một số đối tượng đang có hành vi kéo gỗ trong rừng. Thấy bị phát hiện, các đối tượng đã bỏ chạy. Còn lại La O Y Lem, Ha Ra Y Trang và Lê Mô Y Cường đã bị lực lượng kiểm lâm của khu bảo tồn bắt giữ. Tại hiện trường, theo lời khai của các đối tượng và xác định ban đầu của Hạt Kiểm lâm Ea Sô thì các tượng đã chặt hạ 26 cây Giáng Hương (nhóm IIA) và đã xẻ thành 23 hộp gỗ, có khối lượng là 1,452 m3; 8 lóng gỗ xẻ thành hình lục giác, khối lượng 0,665 m3; khối lượng gỗ còn lại chưa xẻ là 5,714 m3. Tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại (quy tròn) tại hiện trường là 8,702 m3. Ngay sau đó, toàn bộ hồ sơ vụ việc và các đối tượng bị bắt giữ đã được Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô bàn giao cho Công an huyện Ea Kar tiến hành điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật.

cay-giang-huong-co-duong-kinh-tren-50-cm-bi-chat-ha-ngay-28-9-2016-copy

Cây Giáng Hương có đường kính hơn 50cm bị chặt hạ tại tiểu khu 622 ngày 28/9/2016

Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) có tổng diện tích 26.600 ha, trong đó phân khu rừng bảo vệ nghiêm ngặt có hơn 15.000 ha; phân khu phục hồi sinh thái hơn 9.000 ha; phân khu dịch vụ hành chính là 2.000 ha. Rừng ở đây có nhiều loại gỗ quý, như: Giáng Hương, Cẩm Lai, Cà Te, Trắc… và nhiều động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Thế nhưng, thời gian gần đây, khu rừng này đã bị nhiều nhóm lâm tặc “tấn công” đốn hạ. Nhiều nơi, rừng bị chặt phá chỉ cách quốc lộ 29 và cách các trạm kiểm lâm của khu bảo tồn này chỉ vài trăm mét. Đáng chú ý là vào tháng 3/2016, tại tiểu khu 637, 29 cây gỗ Giáng Hương quý hiếm có đường kính từ 20 đến 30 cm bị lâm tặc chặt hạ chỉ cách quốc lộ 29 khoảng 30 mét và cách Trạm Kiểm lâm số 1, thuộc Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô chỉ chừng 500 mét, nhưng lực lượng kiểm lâm ở đây không hề hay biết. Đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được đối tượng phá rừng (!?)

go-giang-huong-da-bi-lam-tac-xe-thanh-hop-tai-tieu-khu-622-ngay-28-9-2016

Nhiều phách gỗ hương được phát hiện tại hiện trường tiểu khu 622.

Ông Trần Lê Trinh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Khu bảo tồn cho biết, những năm qua lực lượng kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã ký kết Quy chế phối hợp lực lượng kiểm lâm của các tỉnh, huyện giáp ranh với khu bảo tồn, nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng ở đây. Theo đó, lực lượng kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô truy quét, bắt và xử lý lâm tặc tại các vùng rừng giáp ranh thuộc địa bàn huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) và huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Đồng thời, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã thành lập 9 Trạm Kiểm lâm địa bàn để tiến hành quản lý, bảo vệ rừng và kiểm soát lâm sản tại những vùng giáp ranh với các tỉnh Phú Yên, Gia Lai và những điểm nóng trong khu bảo tồn. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, các đối tượng phá rừng ngày càng liều lĩnh, manh động và sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi khi chặt phá rừng, săn bắn động vật rừng trái phép, nên rừng ở những khu vực giáp ranh vẫn bị tàn phá nặng nề. Nguyễn Hiếu