Kinh tế Việt Nam Quý I/2016: Nhiều điểm không được như kỳ vọng

00:00 12/10/2020

Theo báo cáo Kinh tế vĩ mô Quý I/2016 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố ngày 12/4, kinh tế Việt Nam có nhiều điểm không được như kỳ vọng.
Ngân sách thâm hụt, nợ công đụng12973355_1732719103613319_4764024697360856801_o

Các chuyên gia tham dự tọa đàm

Ngân sách thâm hụt, nợ công đụng trần!
Theo báo cáo, ngân sách Nhà nước tiếp tục thâm hụt lớn. Con số do Chính phủ trình Quốc hội vừa qua, ngân sách năm 2015 ước tính thâm hụt 6,34% GDP. Con số này thấp hơn so với ước tính 7% của VEPR. Dù vậy, mức thâm hụt 6,34% vẫn rất lớn so với mức mục tiêu 5% GDP mà Quốc hội đưa ra.
Về vấn đề này, TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện VEPR phân tích rằng, thâm hụt ngân sách phần lớn ảnh hưởng từ giá dầu thô giảm là điều đã được biết trước. Với tình hình hiện nay, việc tăng giá dầu thế giới sẽ vẫn vô cùng khó khăn. Điều này đang trở thành yếu tố ảnh hưởng lớn đến ngân sách Nhà nước. Bàn về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, bội chi ngân sách, nợ công tăng cao, các khoản vay đều có xu hướng tăng lên nhanh chóng. “Chính phủ Việt Nam cần nhìn nhận vấn đề này một cách cụ thể, rõ ràng để có những giải pháp hiệu quả bởi nếu tình hình này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam”, ông Doanh nhấn mạnh. Chuyên gia Lưu Bích Hồ cũng cho rằng, “ngân sách Nhà nước dùng 24 – 25% để trả nợ là điều chưa bao giờ có. Tâm điểm vẫn là tài chính ngân sách và tiền tệ trong đó có các vấn đề vê lãi suất và tỷ giá. Ông Hồ cũng phân tích rằng, tất cả những gì chúng ta ứng trước của các quý của năm 2015 đến Quý I/2016 đáng lẽ phải trả thì vẫn lại chưa trả được. Thậm chí, ngân sách đã phải ứng trước tiền của quý sau cho thời điểm này. Theo TS. Vũ Đình Ánh, giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách thường có 3 cách “truyền thống”: Vay trong nước, vay nước ngoài và in thêm tiền để lưu hành. Với phương pháp vay trong nước, Nhà nước buộc phải cạnh tranh bằng cách tăng lãi suất huy động. Quốc hội đã thông qua không phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) ngắn hạn nữa mà phải đổi thành TPCP dài hạn, đặc biệt… nhưng cuối cùng phải phát hành TPCP 3 năm. Với phương pháp vay nước ngoài, chúng ta đã thấy có nhiều vấn đề cần đáng quan ngại. Vay nước ngoài nhiều khiến nợ công tăng cao. Hiện nay, mức nợ công đã đụng trần cho phép, vô hình chung tạo áp lực lên tài khóa của cả nước. Còn nếu sử dụng biện pháp cuối cùng, tăng lượng tiền phát ra công chúng thì Việt Nam đang công phá những chính sách điều hành lạm phát và đẩy lạm phát lên mức cao, ông Ánh chia sẻ. Điều này cho thấy, tài khóa Việt Nam đang ở trạng thái “mất cân đối”. Dù Bộ Tài chính đã có nhiều biện pháp để cải thiện tình hình xong vẫn không thể cải thiện. Việc Việt Nam bước vào thời kỳ tiền hội nhập đang tạo ra những khó khăn cho tài khóa Việt Nam. Những chính sách phù hợp đang là gánh nặng dành cho Chính phủ mới của Việt Nam trong thời gian tới. Ảm đạm vì xuất khẩu có vấn đề! Cũng theo báo cáo, kinh tế Quý I/2016 có suy giảm tăng trưởng đáng kể tính từ năm 2012 tới nay. Lần đầu tiên trong vòng 5 năm, tăng trưởng quý I năm nay thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước. Mức tăng này thấp hơn mức tăng 6,12% tại cùng kỳ năm 2015. Khu vực dịch vụ vẫn diễn biến tích cực nhưng đóng góp của ngành công nghiệp vào sự tăng trưởng chung không đạt được như kỳ vọng. Cụ thể, tăng trưởng khu vực dịch vụ ổn định ở mức 6,13% và đóng góp 2,48 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP quý I/2016. Khu vực công nghiệp, trái lại, chỉ tăng 6,72%, mức thấp nhất trong nhiều quý trở lại đây.  Xét riêng ngành công nghiệp, các chỉ số báo cáo đều cho thấy những dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đã suy giảm 1,23%, chủ yếu do giảm sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cây trồng vụ đông tại miền Bắc. TS. Vũ Đình Ánh cũng cho rằng, cần phân tích cụ thể hơn vấn đề này. Tất cả những vấn đề về xuất nhập khẩu từ sản lượng đến kim ngạch đều nhìn thấy rõ nét từ những báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê trong thời gian qua. “Giải thích cho câu chuyện GDP của Quý I/2016 không chỉ là vấn đề của nông nghiệp mà còn cả những vấn đề của nhóm hàng công nghiệp”, ông Ánh nhấn mạnh. Cần phân tích nguyên nhân cụ thể thay vì chỉ nói về vấn đề tăng hay giảm kim ngạch bởi những số liệu chỉ là bề nổi của vấn đề. Tiền gửi ra nước ngoài tăng đột biến vì lãi suất 0%! 7,3 tỷ USD là số tiền gửi ra nước ngoài của người Việt.Vấn đề ở đây chính là, người dân thì gia tăng gửi tiền ra nước ngoài trong khi các nhà băng lớn vẫn phải đi vay ngoại tệ của nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước. Theo VERP, con số trên cho thấy diễn biến bất thường trong cán cân thanh toán ngoại tệ của Việt Nam. Đang có dấu hiệu mất cân bằng trên thị trường ngoại tệ khi mà tiền gửi ra nước ngoài lên tới hàng tỷ USD thì các ngân hàng Việt Nam vẫn phải đi vay hàng tỷ USD để đáp ứng nhu cầu trong nước. “Đây là một con số khổng lồ, hệ quả của việc đưa lãi suất gửi USD về 0% trong thời gian qua”, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận định. “Việc đưa lãi suất huy động về 0%/năm đã triệt tiêu động lực tiết kiệm ngoại tệ có kỳ hạn. Phần lớn các khoản tiền gửi ngoại tệ sẽ ở dưới dạng không kỳ hạn. Các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối thanh khoản ngoại tệ và cung ứng các khoản vay ngoại tệ cho DN. Do đó, tiếp tục lựa chọn giải pháp gửi tiền ở nước ngoài”, ông Thành chia sẻ. Nhìn chung, những đáng ngại của nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2016 cho thấy sự kỳ vọng vào chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam đã không được như mong đợi. Tuy nhiên, về cơ bản, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn sẽ tích cực trong cả năm 2016 nếu Việt Nam tận dụng được những cơ hội từ tự do hóa thương mại và đặc biệt là đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính tiến đến công khai min bạch và thuận lợi hóa cho cả người dân và doanh nghiệp.   (theo congluan.vn)