Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất 27 năm
Cục thống kê Trung Quốc đồng thời cảnh báo về khả năng tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục chững lại khi mà các yếu tố bất ổn bên ngoài ngày càng nhiều.
Ảnh: Bloomberg
Kinh tế Trung Quốc quý 2/2019 tăng trưởng chỉ được 6,2%, thấp hơn so với tốc độ 6,4% của quý 1/2019 khi mà chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ gây sức ép lên ngành sản xuất.
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc như vậy thấp nhất tính từ năm 1992.
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đúng với dự báo của giới chuyên gia. Nó cũng phản ánh cho việc tăng trưởng trong ngành bán lẻ và đầu tư tài sản cố định chững lại.
Nửa đầu năm 2019, GDP Trung Quốc tăng trưởng 6,3%, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu từ Cục thống kê quốc gia Trung Quốc.
Dù cho rằng tăng trưởng vẫn ở trong mức hợp lý, Cục thống kê Trung Quốc đồng thời cảnh báo về khả năng tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục chững lại khi mà các yếu tố bất ổn bên ngoài ngày càng nhiều.
Nửa đầu năm 2019, sản xuất công nghiệp Trung Quốc tăng trưởng 6%, thấp hơn 0,5% so với quý trước đó. Trong các lĩnh vực, ngành khai mỏ tăng trưởng tốt; ngành khai mỏ tăng trưởng được 3,5% còn ngành sản xuất tăng trưởng 6,4%.
Doanh số bán hàng hóa tiêu dùng trong nửa đầu 2019 tăng trưởng 8,4%, thấp hơn 0,1% so với quý trước đó. Đầu tư tài sản cố định trong khi đó tăng trưởng 5,8%, thấp hơn 0,5% so với quý đầu.
Cổ phiếu trên thị trường Hồng Kông và Thượng Hải tuy nhiên không giảm sâu, thâm chí lấy lại được một phần mức giảm trước đó bởi thông tin về ngành bán lẻ và sản xuất công nghiệp cao vượt dự báo của giới chuyên gia. Các chỉ số trong khu vực vẫn giảm điểm.
Việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại cho thấy những áp lực mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc phải đương đầu khi mà họ cố gắng đàm phán một thỏa thuận thương mại với Mỹ, cùng lúc đó, kinh tế đối diện với rủi ro suy giảm kéo dài nhất tính từ giữa những năm 2000.
Dù các nhà đàm phán Trung Quốc đang có các cuộc đối thoại với phía Mỹ, hiện không lấy gì chắc chắn họ sẽ có được thỏa thuận đúng lúc để ngăn kinh tế đi xuống sâu hơn nữa.
Chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hang UBS AG tại Hồng Kông, ông Wang Tao, nhận định: “Chúng tôi có thể thấy tăng trưởng kinh tế quý 2/2019 vẫn chững lại, tuy nhiên dấu hiệu bình ổn đã xuất hiện. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cần tích cực hơn, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nếu thuế cao được áp dụng”.
Xuất khẩu ròng đóng góp 20,7% vào tăng trưởng sản lượng kinh tế trong nửa đầu năm 2019, thấp hơn so với tỷ lệ 22,8% của quý 1/2019. Số liệu thương mại công bố ngày thứ Sáu tại Bắc Kinh cho thấy quý 2/2019 tăng trưởng yếu khi mà cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm.
Trung Mến
Theo: bizlive.vn
Tin liên quan
-
Lời giải cho những DN chậm chuyển đổi số: Hãy lợi dụng tri thức đám đông!
Một nhà trị liệu cảnh báo đây chính là sai lầm lớn nhất mà người có trí tuệ cảm xúc thấp thường mắc
Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Tăng trưởng tín dụng 2019 ước khoảng 13%
Techfest Vietnam 2019: Chính thức bàn đến những thất bại trong khởi nghiệp
3 Bộ lên tiếng tìm cách gỡ 'bài toán' condotel
Nên đọc
-
1/
Ca sĩ Thái Thùy Linh trở nên giàu có sau một thập kỷ làm thiện nguyện
-
2/
Bloomberg: Cổ phiếu Việt Nam ngày càng rẻ, nhưng không dễ mua!
-
3/
Giải golf tranh Cup Doanh nghiệp & Hội nhập phía Nam: Sức lan tỏa từ lần đầu "Đi đánh xứ người"
-
4/
Kinh tế ban đêm: "Cửa sáng" cho ngành dịch vụ
-
5/
Để doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm
-
6/
Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc Core Land: Diễn tiếp các chiêu trò mới
-
7/
Tàn khốc vay 8 triệu đồng trả 200 triệu đồng còn nợ 100 triệu đồng, cô gái quyết tự tử
-
8/
TS Nguyễn Sỹ Dũng: Quy định pháp luật xung đột khiến doanh nghiệp rơi vào mớ bòng bong
-
9/
Hà Nội: Hỗ trợ hơn 300 tỷ đồng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
-
10/
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Tiền - Lê Khánh Trình: Hạt giống Việt sẽ nảy mầm trên đất Tây Phi
-
11/
Trung tâm quỹ đất quận Nam Từ Liêm: “phớt lờ” chỉ đạo cấp trên hay vô cảm với quyền lợi DN
-
12/
Giải pháp liên kết thúc đẩy hành động vì hàng Việt
-
13/
ĐBQH Trần Văn Lâm: Tránh góc nhìn “thiên kiến” về doanh nghiệp tư nhân