Khích lệ khởi nghiệp

00:00 12/10/2020

“Văn hóa là cái còn thiếu khi ta có tất cả và là cái còn lại khi ta mất hết”. Có thể nói, phần đông chúng ta đã kinh doanh một cách còi và cùn văn hóa! Văn hóa là cốt lõi của kinh doanh, nó ảnh hưởng đến phương hướng chiến lược, phương thức quản lý, quá trình ra quyết định, giao tiếp, đàm phán, sử dụng thông tin đại chúng…

Văn hóa kinh doanh quyết định hành vi, đạo đức, nghi lễ xã giao, ứng xử nội bộ và giao tiếp với khách hàng. Ta cần phải thay đổi một cách toàn diện đồng bộ về văn hóa kinh doanh, đổi mới từ thể chế đến xã hội, nhà trường và gia đình. Do thái là một dân tộc nổi tiếng nhất trên thế giới về bản sắc kinh doanh làm giàu. Ngay từ nhỏ người ta đã dạy trẻ con cách trân trọng tiền, cách tiêu tiền, kiếm tiền và định hướng làm giàu.

TS. Phan Quốc Việt tại lớp học "Văn hoá Doanh nghiệp" do Công ty CP. Coma18 tổ chức, tháng 4/2014

Ngược lại, sinh viên Việt Nam, ngay cả đang học các trường kinh tế năm cuối, dù tiêu một đồng vẫn phải hỏi xin bố mẹ (đáng buồn là đa số bố mẹ làm nông ở những vùng quê hẻo lánh không có khái niệm về kinh doanh).
Rất nhiều kỹ sư, thậm chí tiến sĩ, có gia đình riêng, ngoài 30 tuổi rồi mà vẫn không độc lập, tự chủđược về kinh tế của mình. Văn hóa gia đình phong kiến nặng nềđã làm thui chột tính tự chủ, chấp nhận rủi ro, dám nghĩ dám làm của giới trẻ.
Ở các nước tiên tiến người ta khuyến khích sinh viên làm thêm, mở công ty… còn nước ta các thầy cô chỉ khuyên sinh viên học thật chăm để... “lấy bằng”.
Mô hình giáo dục trong nhà trường của nước ta quá nặng về lý thuyết, đã thế còn là lý thuyết quá cao siêu, không mang tính thực tiễn. Học sinh, sinh viên khổ sở học quá nhiều kiến thức rất nặng nề mà chẳng bao giờ dùng đến trong công việc, cuộc sống hàng ngày. Có bao nhiêu người sau khi rời ghế nhà trường đã một lần dùng đến sin, cos chưa nói gì đến tích phân, vi phân…?
Sinh viên nước ta có thể thuộc “như cháo chảy” chủ nghĩa này, lý thuyết nọ, nhưng khi hỏi đến bản kế hoạch kinh doanh gồm mấy chương, chương nào quan trọng thì... mù tịt.
Đấy là chưa nói đến thực tế “thương trường là chiến trường”. Ngay cả khi thực tập thì các doanh nghiệp cũng không mở lòng đón nhận. Đa số sinh viên chỉđến ghi tên lấy nhận xét rồi đi chơi. Ở các nước tiên tiến người ta khuyến khích sinh viên làm thêm, mở công ty… còn nước ta các thầy cô chỉ khuyên sinh viên học thật chăm để “lấy bằng”.
“Núi sông dễ chuyển, bản tính khó dời”, phần đẹp nhất, trong sáng nhất từ 0 đến 23 tuổi người trẻđã bị lập trình thụđộng, chờđợi khi “xa mẹ”, rời “mái che nhà trường” làm sao bước vào thương trường-chiến trường mà không bị thương vong, không bị ngã ngựa thảm hại, dẫn đến tiêu tan sớm cái giấc mộng làm giàu cho mình nói chi đến giấc mộng làm giàu cho quốc gia!
Văn hóa như thế làm sao ngoi ngóp nổi, kinh doanh nổi trong thế kỷ 21, trong thời thế giới phẳng và siêu phẳng?
Gia đình và nhà trường là thế, còn thể chế thì sao? Kinh tế thị trường mà cái bao trùm vẫn nặng về văn hóa bao cấp, xin cho. Nếu chúng ta không dịch chuyển nhanh thì hiệp định TPP là một nỗi lo lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ phải “đắp chiếu” hoặc “mặc áo tơi”, “đội nón ra đi”.
Nên chăng nhà nước chung tay chia sẻ một phần kinh phí khơi dậy khát vọng khởi nghiệp, khát vọng làm giàu cho lớp trẻ
Nếu nhà nước chỉđạo, chia sẻ một phần kinh phí để khơi dậy khát vọng khởi nghiệp, khát vọng làm giàu, đào tạo khởi nghiệp kinh doanh cho tuổi trẻ, kỹ năng lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tức là tạo mặt bằng cơ bản văn hóa kinh doanh đưa tinh thần doanh nhân nền tảng của tam doanh vào đời sống thì hiệu quả không những của chiến lược tam nông mà cả nền chính trị của đất nước sẽ thành công hơn rất nhiều.
Thế giới bây giờ kinh doanh bằng thương hiệu - văn hóa doanh nghiệp, bằng nhân hiệu (thương hiệu cá nhân - văn hóa doanh nhân). Thử hỏi người dân nước ta biết được bao nhiêu thương hiệu Việt?
Thần tượng là kim chỉ nam cho lớp trẻ phấn đấu, thanh niên ta có gương kinh doanh nào để noi theo?
Những người đã từng sống trong chiến tranh đều biết, hàng ngày mục nổi bật nhất của báo chí là gương anh hùng, chiến sĩ thi đua. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nếu không đổi mới thì chính các phương tiện truyền thông là một trong những phương tiện làm “trầm cảm xã hội”, chứ không phải là khích lệ khởi nghiệp, đẩy mạnh văn hóa kinh doanh.

(Tác giả: TS. Phan Quốc Việt)