Khi nào TPP có hiệu lực

00:00 12/10/2020

Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới giữa 12 nền kinh tế ở hai bờ Thái Bình Dương gồm: Hoa Kỳ, Autralia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaixia, Mexico, New Zealand, Peru, Sinhgapo và Việt Nam. Sau hơn 5 năm, Hiệp định đã kết thúc đàm phán ngày 5/10/2015, được ký kết ngày 4/2/2016. Vậy khi nào TPP có hiệu lực? viet-nam Theo quy định tại văn kiện Hiệp đinh thì TPP chính thức có hiệu lực theo một trong các cách sau: + Cách 1: TPP có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày mà tất cả các thành viên TPP thông báo cho New Zealand (nước đóng vai trò cơ quan lưu chiểu của Hiệp định) về việc đã hoàn tất các thủ tục pháp lý (phê chuẩn) nội bộ của mình. + Trong vòng 2 năm kể từ ngày TPP được ký kết Hiệp định chưa thể có hiệu lực theo cách 1 nhưng có ít nhất 6 nước thành viên chiếm ít nhất 85%  tổng GDP của khu vực (tính theo số liệu năm 2013, tức là ít nhất phải bao gồm Hoa Kỳ và Nhật Bản) thông báo đã hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ, thì Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn 2 năm đó. + Cách 3: Nếu cả hai trường hợp trên không xảy ra, thì Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước thành viên chiếm ít nhất 85% tổng GDP của khu vực thông báo hoàn tất thủ thục pháp lý nội bộ. Đáng chú ý là trong các trường hợp TPP có hiệu lực theo cách 2 hoặc cách 3, TPP chỉ có hiệu lực với các nước đã hoàn tất quá trình phê chuẩn và thông qua nội bộ tại thời điểm đó. Các nước thành viên còn lại (nước phê chuẩn và thông qua Hiệp định sau đó) nếu muốn Hiệp định có hiệu lực với mình sẽ phải thông báo với các nước đã thông qua về việc mình đã hoàn thành các thủ tục phê chuẩn nội bộ và ý định muốn là một thành viên của Hiệp định. Trong vòng 30 ngày, kể từ khi nhận được thông báo, Hội đồng Đối tác xuyên Thái Bình Dương (thành lập theo TPP, bao gồm đại diện các nước thành viên đã phê chuẩn TPP) sẽ quyết định xem Hiệp định có hiệu lực với nước thông báo đó không. Nói cách khác TPP sẽ tự động có hiệu lực với các nước phê chuần TPP “đợt đầu”, còn với các nước TPP còn lại, TPP sẽ chỉ có hiệu lực với họ khi được các nước phê chuẩn “đợt đầu” đồng ý. Với 3 cách thức có hiệu lực như quy định, TPP có thể sẽ không đồng loạt có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên. Và việc TPP có hiệu lực với Việt Nam vào thời điểm nào không hoàn toàn phụ thuộc vào Việt Nam mà còn liên quan tới các nước TPP khác, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động được việc Hiệp định sẽ có hiệu lực với mình ngay trong đợt đầu hay sau đó. Nếu là đợt đầu, TPP sẽ có hiệu lực tự động với Việt Nam; nếu là đợt sau, Việt Nam sẽ có thể phải chờ ý kiến đồng ý của các nước TPP khác. Việc phải chờ ý kiến chấp thuận của các nước khác là rất rủi ro, bởi có thể các nước khác sẽ đòi hỏi thêm các nhượng bộ khác ngoài cam kết đã đưa ra trong đàm phán trước khi chấp nhận. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các Hiệp hội doanh nghiệp cần phải cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền rà soát, vận động và thực hiện các bước để Việt Nam sớm phê chuần TPP và nằm trong nhóm các nước TPP có hiệu lực đợt đầu. Nếu TPP có hiệu lực với Việt Nam thì khi tính toán các phương án kinh doanh với các thị trường TPP, doanh nghiệp cần chú ý các cam kết của Việt Nam sẽ chỉ dành cho các đối tác TPP đã phê chuẩn Hiệp định, và ngược lại chỉ các cam kết của các đối tác TPP đã phê chuẩn Hiệp định mới có hiệu lực với Việt Nam. Bài và ảnh: Anh Đức (Văn phòng Đại diện phía Nam)