Khặp Thái – Nét văn hoá trường tồn với thời gian

00:00 12/10/2020

Nhắc đến dân tộc Thái là người ta nghĩ ngay đến những cô gái Thái thướt tha trong bộ váy đầy màu sắc, những món đặc sản, những lễ hội và đặc biệt là những điệu hát Khặp – điệu hát cổ chứa đựng linh hồn của con người và truyền thống lâu đời các thế hệ người Thái từ thủa khai thiên lập địa đến nay. Người giữ linh hồn Khặp Thái nghe-nhan-khap-thi-ha
Nghệ nhân Khặp Thái  Hà Thị Liên; Những người hát Khặp hôm nay được xem như là người giữ lại linh hồn của những thế hệ đã đi qua và truyền lại “mật ngọt” cho thế hệ đang tới.
Bà Hà Thị Liên, bản Lẹ Tà, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết, bà hát Khặp từ khi còn rất trẻ. Giờ đây khi ở độ tuổi ngũ tuần, tiếng Khặp của bà đã đạt đến trình độ điêu luyện, nhiều người trẻ đã xem tiếng Khặp của bà như một mẫu mực trong cách hát và thể hiện cảm xúc. Bà Liên chia sẻ: “Khặp là điệu hát cổ của người dân tộc Thái. Khặp có từ rất lâu rồi, từ thời ông bà tổ và rất lâu về trước nữa, không có tài liệu nào về thời gian ra đời của Khặp, chỉ biết rằng từ lúc tối sinh ra, lớn lên đã nghe thấy những điệu Khặp qua lời ru của mẹ, qua những sinh hoạt hàng ngày: khi lên nương, đi cấy, đi kiếm củi, trong những dịp lễ hội, tết,… Không có ai truyền dạy, chỉ là thích nghe các ông, các bà Khặp mới thuộc và tự tìm hiểu rồi từ đó đam mê.” Theo bà Liên, Khặp là hình thức sinh hoạt mang đậm dấu ấn của người dân tộc Thái. Trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi hay trong lao động sản xuất đều có những điệu Khặp khác nhau để thể hiện những lời răn dạy, động viên và còn có cả những kinh nghiệm, những bài học được ông cha đúc kết từ xa xưa truyền lại cho con cháu. Điệu Khặp chính là lời giãi bày chân thật nhất, thể hiện những tâm tư tình cảm, những điều khó nói của người với người. Lời ca của điệu hát Khặp thường theo lối thơ tự do ngắn gọn, không có một quy tắc nào mà chỉ chú trọng đến âm trầm bổng, đối nhịp nhàng nên rất dễ nhớ, dễ học. Bản chất của Khặp chính là trình diễn thơ ca, là lối hát dùng thanh nhạc làm hình thức biểu đạt nội dung một câu chuyện, một bài thơ làm cho bài thơ, câu chuyện trở thành một bài hát. Mang trên mình một quá trình lịch sử lâu đời của người dân tộc Thái, Khặp có sức sống vượt thời gian, trường tồn cùng sự phát triển của đồng bào người Thái. Trên nền tảng giai điệu truyền thống, Khặp Thái ngày nay không còn bó hẹp trong những chủ đề, đề tài dân gian mà đã có một sức sống mới, thể hiện nội dung mới, mang hơi thở của cuộc sống hiện đại. Đó là các đề tài về Đảng, về Bác Hồ, về đất nước, quê hương đổi mới… Cũng như bao nghệ nhân hát khặp khác, bà Liên mong ước sẽ có nhiều người trẻ trong bản, trong xã biết yêu khặp hơn và bà sẵn sàng làm người “hát rong” để truyền dạy: “Khặp rất hay. Hiện nay, còn rất ít người thường xuyên tham gia hát khặp như tôi, các cháu thanh niên nam nữ người Thái bây giờ ít quan tâm đến hát khặp của dân tộc mình. Tôi chỉ mong rằng, sắp tới sẽ có thêm nhiều người tham gia hát và tôi sẵn sàng dạy cho những ai muốn hát khặp và lưu truyền lại cho con cháu mai sau”. Nghệ nhân Liên nói.
2
Người Thái xứ Thanh ở các vùng Thường Xuân, Quan Hóa, Bá Thước và Lang Chánh hiện còn bảo tồn được rất nhiều làn điệu Khặp đặc sắc, có giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật. Dù có rất nhiều bài Khặp được trình bày ở các dịp, các sự kiện khác nhau nhưng chung quy lại, Khặp Thái có các làn điệu cơ bản là: Khặp Xỏi báy (Khặp giao duyên), Khặp Lóng Má (Khặp xuôi dòng sông Mã), Khặp Lóng Luông (Khặp xuôi dòng sông Luồng), Khặp Xắng chụ (Các bài khặp được trích từ trường ca “Xắng chụ xỏn sáo”), Khặp ơi và Khặp Xứ (tức là khặp theo sách vở)
Bảo tồn nền văn hóa cổ Do dòng chảy của thời gian và sự phát triển của xã hội, các trào lưu văn hóa du nhập vào làng bản đã làm mai một loại hình nghệ thuật này. Hơn nữa, do công tác bảo tồn văn hóa dân tộc chưa được chú trọng; trình độ đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở cơ sở còn yếu; các thiết chế văn hóa ở cơ sở chưa được đầu tư xây dựng; những người am hiểu vốn cổ và những nét văn hóa truyền thống của người Thái không nhiều, trong khi đó lớp trẻ không mặn mà với văn hóa truyền thống…, các làn điệu Khặp cũng từ đó mà mất dần đi bản sắc vốn có. Hiện nay, UBND huyện đã ban hành một số chính sách như: “Đề án phát triển du lịch cộng đồng”, “Kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể”, “Đề án bảo tồn tri thức bản địa”,… nem-cong
Các cô gái Thái đang trao đổi về lời khặp với nhau trong lễ hội ném còn 
Bên cạnh việc lồng ghép trong các phong trào xây dựng làng bản văn hóa ở địa phương, lấy tiêu chí có đội văn nghệ thôn bản thường xuyên hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian để bình xét, huyện còn khuyến khích người dân thực hành hát Khặp, tạo môi trường, nếp nghĩ tích cực cho lớp trẻ trong việc bảo tồn loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Trên những bản Thái hôm nay, nhiều ngôi nhà ngói mới thay thế ngôi nhà sàn truyền thống, những ánh điện đã xua tan đêm đông giá lạnh, và những đồ dùng của xã hội hiện đại đang hiện hữu trong mỗi gia đình. Cuộc sống mới đã làm cho không ít người dần lãng quên những làn điệu Khặp, đánh mất đi giá trị văn, linh hồn của dân tộc. Còn đối với nghệ nhân hát Khặp, ngọn lửa đam mê với Khặp vẫn không bao giờ tắt và đang từng ngày thắp sáng những làn điệu truyền thống dân tộc mình bằng điệu Khặp thân thương: Yếu đú nẳm ne Khách ở mường xa, khách ở bản gần vừa mới đến ơi! Đừng rót nhầm rượu xuống gầm sàn trôi đàn trâu béo Hãy rót đầy chén, chúc nhau giữ tình, giữ nghĩa như anh em Đừng để cái bụng nghĩ nhiều gập ghềnh như ruộng bậc thang. (congluan.vn)