Hội nghị Doanh nghiệp khu vực duyên hải phía Bắc: Tạo nền tảng phát triển sản xuất

00:00 12/10/2020

Sáng nay,  Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khu vực Duyên hải phía Bắc  tổ chức hội nghị thường niên tại Quảng Ninh. Hội nghị  là nơi gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất - kinh  doanh của hơn 700 doanh nghiệp, hội viên.  Đồng thời các DN tham gia xây dựng, đề xuất cơ chế chính sách với các cơ quan quản lý Nhà nước để Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực sự là ngôi nhà chung và là cầu nối giữa các doanh nghiệp với Nhà nước, tạo nên sự đồng thuận, đoàn kết, hợp tác, trí tuệ, đổi mới và phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

hoi-nghi-doanh-nghiep-vcci-hai-phong

Trong năm 2015 và đầu quý 1 năm 2016, Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp và Hội đồng người sử dụng lao động tỉnh Hải Dương đã nhận được nhiều ý kiến đề xuất kiến nghị của các doanh nghiệp Hội viên.

 Tại hội nghị, ông Phạm Văn Thể, chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Quảng Ninh bày tỏ rõ quan điểm: Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên luôn tồn tại những khó khăn về tiếp cận nguồn lực, công nghệ, kỹ năng quản lý.  Nhà nước nên điều chỉnh chính sách vĩ mô, đặc biệt là hàng hóa dịch vụ nhằm chia sẻ những khó khăn với Chính phủ và những khó khăn của địa phương mà doanh nghiệp phải đối mặt. Vấn đề quan trọng là phải cải cách thể chế kinh tế. Doanh nghiệp nước ta đang gặp nhiều thách thức về năng suất và chất lượng nguồn nhân lực cao, chậm được đổi mới. Ba yếu tố thách thức hiện nay cần phải được cải cách đó là: Tình trạng tham gia quá nhiều của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, trong khi đó việc giải quyết những khó khăn, bất cập của doanh nghiệp trong sản xuất- kinh doanh lại chậm, thời gian kéo dài khiến cho doanh nghiệp mất cơ hội đầu tư, chính là do thủ tục hành chính rườm rà, quyền lực Nhà nước bị cát cứ, manh mún, thiếu cơ chế kiểm soát. Vì vậy, doanh nghiệp đề nghị với Chính phủ phải có biện pháp để cân đối giữa tăng trưởng và lạm phát, phải đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, quyền lợi doanh nghiệp, người lao động có thu nhập ổn định và có hỗ trợ xóa đói giảm nghèo vì đây là vấn đề an sinh xã hội. Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về thị trường giá cả không chỉ đối với nhóm hàng hiện tại mà Nhà nước đang nắm độc quyền. Đơn cử gần đây ngành xăng dầu xuống giá do giá dầu thế giới giảm mạnh, giá than giảm nhưng giá điện lại tăng. Đây là một nghịch lý khó chấp nhận được. Một số mặt hàng liên quan thiết thực đến đời sống nhân dân Nhà nước chưa cân đối được vì cơ chế chính sách không đồng bộ, tính nhất quán chưa có, điều hành còn khập khễnh ở tầm vĩ mô”.

Hiệp hội DN Quảng Ninh cũng có  kiến nghị một số vấn đề sau để Nhà nước xem xét như Về chính sách thuế Nhà nước nên thu đủ số phải nộp, không tính lãi nộp chậm để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt khác, việc hoàn thuế GTGT phải được kịp thời vì thời điểm để đồng vốn quay vòng là rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Về  Giá thuê đất: Đền bù giải phóng mặt bằng Nhà nước phải có mặt bằng giá thống nhất, tránh tình trạng mỗi địa phương một giá để các nhà đầu tư tự thỏa thuận với dân như hiện nay là không ổn, chính sách không nhất quán, nhà đầu tư chậm, hoặc không giải phóng được mặt bằng bỏ mất cơ hội đầu tư.

Về  Chính sách đền bù nhà đầu tư được trừ vào tiền thuê đất hàng năm, quy định như vậy nhưng không có chế tài thực hiện. Kết quả là doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu. Chính phủ chưa quy định xem ngành nào, cấp nào giải quyết. Nghị định, chính sách không minh bạch: Tiền đầu tư vào giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, hạ tầng cơ sở, điện, nước giao thông doanh nghiệp tự làm Nhà nước thu tiền thuê đất hàng năm trên mảnh đất họ đầu tư, Nhà nước xem có phù hợp không ? Vậy hỗ trợ doanh nghiệp ở chỗ nào? Quyền lợi của doanh nghiệp ra sao?.

Về  Giấy phép đầu tư được UBND các địa phương cấp nhưng ưu đãi thế nào, theo ngành nghề chưa có hồi kết, nếu như không có văn bản hướng dẫn cụ thể của ngành Thuế thì doanh nghiệp vẫn án binh bất động.

Đồng thời đề nghị Chính phủ nên sớm có chủ trương cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được vay vốn để đầu tư từ nguồn nước ngoài đối với các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 100 tỷ trở lên thông qua việc bảo lãnh của Nhà nước.

Đề nghị  Ngành điện nên xem xét lại giá điện hiện nay có phù hợp không? Việc thu phí, lệ phí chồng phí là bất cập Nhà nước cần xem xét để đỡ phiền hà cho doanh nghiệp và người dân. Nhà nước nên xây dựng kế hoạch và chính sách có tầm vĩ mô công bằng nhất là kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn sở hữu của Nhà nước.

  Tại hội nghị Ông Lê Văn Tiến chủ tịch Hiệp hội vận tải HHĐB  Hải Phòng đại diện các DN có tham luận : “Là một năm thực sự khó khăn cho các DN vận tải. Do Chính Phủ quy định siết chặt trọng tải nên cung về phương tiện vượt quá  cầu. Các phí đều tăng khiến lợi nhuận của các DN thấp. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải đề xuất Chính Phủ ban hành chính  sách hỗ trợ tái cơ cấu DN vận tải, cập nhật thông tin để dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển đồng thời có khuyến cáo cho các DN đầu tư phương tiện cho phù hợp…

“ Bổ sung tặng cờ thi đua để động viên tạo điều kiện DN xét thưởng cao hơn. Tiếp tục khôi phục việc xét kỷ niệm chương cho các DN cho các GĐ gắn bó lâu dài DN. Quan tâm việc phát triển Đảng bộ tại các DN.Thống nhất hệ thống chung các hiệp hội DN trong thành phố tạo sự thống nhất đoàn kết giữa các DN. Tổ chức giao ban giữa các DN trong khu vực để các DN giao lưu học hỏi”. Đó cũng là mong mỏi của Hiệp hội DN Hải Dương gửi gắm tới VCCI.

Nguyễn Lương