Hiệu trưởng các trường đại học cùng giải bài toán việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp

00:00 12/10/2020

Hôm nay, 7/1, tại hội nghị "Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học", 271 hiệu trưởng các trường đại học trên cả nước sẽ tập trung bàn nhiều giải pháp để giải quyết việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, thực hiện kiểm định chất lượng và tự chủ đại học.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị Tại hội nghị "Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học", các hiệu trưởng sẽ đề cập tới 3 vấn đề lớn của giáo dục đại học là Đổi mới quản trị ĐH/thực hiện tự chủ đại học, Các giải pháp tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo và Các giải pháp nâng cao tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

giai-bai-toan-tim-viec-cho-sih-sau-khi-ra-truong Về việc làm của sinh viên, trong báo cáo điều tra lao động việc làm Quý 1 năm 2016 của Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch đầu tư, cả nước có 1.12 triệu người lao động trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên bị thất nghiệp trong tổng số 54.4 triệu người thuộc lực lượng lao động, chiếm tỷ lệ 2.25%, chiếm 2.05% tỷ lên ở dân số 15+. Trong đó số lao động thất nghiệp này có 38,7% (khoảng 431 nghìn) là số lao động đã qua đào tạo chuyên nghiệp hoặc nghề từ 3 tháng trở lên. Theo tỷ lệ phân bổ trong số lao động thât nghiệp có trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật này thì nhóm lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 44,7%. Tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng trở đến hơn 80% PGS.TS. Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM cho biết, với con số trên 200,000 lao động có trình độ chuyên môn trở lên thất nghiệp chúng ta thấy lớn. Nhưng so với thế giới thì con số này có thể chấp nhận được. Tỷ lệ thất nghiệp cao là tình trạng chung của thế giới không chỉ ở mỗi Việt Nam. Ở Trung quốc, năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp chiếm 7% phần trăm số người trong độ tuổi lao động, giảm còn 4% trong năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động có trình độ trên thế giới trong độ tuổi từ 25 đến 64 tuổi trong năm 2014 được thống kê. Ngay cả những nước phát triển tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thất nghiệp vẫn cao. Phần Lan là quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp có trình độ vẫn chiếm khoảng 12%. Như vậy con số 431 nghìn lao động đã qua đào tạo thất nghiệp ở nước ta là tình trạng bình thường.

phan-bo-ty-le-that-nghiep-theo-trinh-do

Mặc khác, theo thống kê điều tra dân số nước ta năm 2014 của Tổng cục thống kê thì trong hơn 90 triệu dân, có khoảng 4.5 đến 5 triệu người có trình độ đại học trở lên, chiếm tỷ lệ 7%. Và với 200 ngàn người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, chiếm tối đa 4.4%. Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế, ngưỡng cần quan tâm là 5%. Tổ chức này cũng cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp sẽ thúc đẩy quá trình cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải quan tâm nghiên cứu những nguyên nhân và các giải pháp để giảm thiểu được con số thất nghiệp này nhằm giảm chi phí của xã hội. PGS.TS. Đỗ Văn Dũng cho rằng, nguyên nhân những nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp như hiện nay là tỷ lệ nguồn nhân lực cung vượt cầu hoăc cơ cấu cung – cầu không gặp nhau; Chất lượng nguồn nhân lực cung không phù hợp với chất lượng cầu; Sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu nhân lực thay đổi; Tư vấn hướng nghiệp còn chưa được chú trọng dẫn đến sự hiểu biết hạn chế của học sinh lẫn phụ huynh về cơ cấu ngành nghề và tầm quan trọng của các bậc đào tạo... Tại hội nghị "Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học" sáng nay, 271 hiệu trưởng các trường đại học trên cả nước sẽ bàn sâu về các vấn đề trên. Hồng Hạnh