Hải Phòng trước kiến nghị thu phí cảng biển

00:00 12/10/2020

DNHN: Doanh nghiệp và Hiệp hội có kiến nghị về tính pháp lý, quy trình ban hành Nghị quyết, mức phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu Cảng biển tại Nghị quyết số 148/2016/NQ-HĐND. UBND thành phố đã có những khẳng định cụ thể trước những kiến nghị  này.

Đúng, trên  cơ sở pháp luật Hải Phòng đã thực hiện quy định tại Khoản 1, Điều 21 và Khoản 1, Điều 22 Luật Phí và Lệ phí (ban hành ngày 25/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017), căn cứ điểm 1, mục II, phần A của danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí có quy định phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu (trong đó có cửa khẩu cảng biển) và giao thẩm quyền quyết định cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Theo Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Phí và Lệ phí. Theo Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn về Luật phí và Lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Công văn số 4603/VPCP-KTTH ngày 03/8/2016 về việc giao nhiệm vụ cho UBND các tỉnh xây dựng mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ và tiện ích trong khu cửa khẩu phù hợp với Luật phí và Lệ phí. Căn cứ theo ý kiến của Bộ Tài chính tại Văn bản số 15498/BTC-CST ngày 31/10/2016 đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu biên giới đất liền và cảng biển sớm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành Nghị quyết về thu phí để thực hiện thu từ ngày 01/01/2017.  Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã kiểm tra tính pháp lý và đến nay chưa thấy có quy định trái pháp luật trong Nghị quyết này. Ngày 15/2/2017, Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đã có Công văn số 340/UBTCNS14 khẳng định về cơ sở pháp lý, thẩm quyền, quy trình ban hành Nghị quyết số 148/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng là đúng quy định. Theo lộ trình, phù hợp với cam kết Từ ngày 10/10/2016, UBND TP. Hải Phòng, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân quận Hải An đã tổ chức 06 cuộc họp với hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh cảng biển, xuất nhập khẩu hàng hóa, các hãng tầu, đại lý vận tải biển,… để xin ý kiến góp ý xây dựng Đề án thu phí đồng thời giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp. Ngày 15/11/2016, Hội đồng nhân dân Thành phố tổ chức 99 cuộc tiếp xúc giữa đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố với người dân và các doanh nghiệp. Tại cuộc họp, các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố đã báo cáo với cử tri về Đề án thu phí. Hầu hết doanh nghiệp và người dân đều đồng tình, ủng hộ Đề án. Ngày 22/11/2016, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã có Văn bản số 10682/HQHP-VP thông báo chủ trương của Thành phố về việc thu phí. Ngày 08/12/2016, Hội đồng nhân dân Thành phố đã biểu quyết thông qua Đề án thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu với 100% đại biểu tán thành. Là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện thu phí hạ tầng Cảng biển nên chưa có cơ sở để so sánh xong trước khi thực hiện,  Hải Phòng đã tham khảo mức thu phí tại các địa phương có cửa khẩu, như: Quảng Trị, Tây Ninh, Lào Cai, Quảng Ninh (khu vực cửa khẩu biên giới đất liền) và căn cứ vào tình hình thực tế của DN để xây dựng mức phí. UBND TP  đã đề xuất 2 phương án thu phí: Phương án 1: Container 20 feet: 250.000 đồng/cont; Container 40 feet: 500.000 đồng/cont; Phương án 2: Container 20 feet: 500.000 đồng/cont; Container 40 feet: 1.000.000 đồng/cont… Đề án thu phí được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng từ ngày ban hành 25/11/2015, ngày có hiệu lực 01/01/2017 (sau 13 tháng để DN có thời gian chuẩn bị).Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam được quyền thu phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy việc thu phí này phù hợp với cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Tạo điều kiện cùng doanh nghiệp phát triển Cảng biển Hải Phòng đang “thay da đổi thịt từng ngày” với việc nỗ lực đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng cho các dự án mở rộng nâng cấp, hoàn thiện hệ thống hạ tầng. Cụ thể như: việc GPMB xây dựng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Tân Vũ , cầu Bạch Đằng; việc sửa chữa nâng cấp nối 253km nội đô từ Cảng biển với các Quốc lộ 5, Quốc lộ 10; việc nâng cấp, cải tạo đường 356 rộng 68m với 10 làn xe 3 dải phân cách cứng phân làn đối nội, đối ngoại; việc nhanh chóng thi công xây dựng và đưa vào sử dụng cầu vượt khác mức Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm; tới đây khởi công nút giao thông khác mức ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm – đường 356; việc duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật xã hội, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu phục vụ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu… nhằm giảm thiểu tối đa việc ách tắc, lưu thông lượng hàng hóa qua Cảng. Do nguồn thu ngân sách hạn hẹp, thực tế kinh phí không đủ duy tu, bảo trì, chưa nói đến việc đầu tư mở rộng khi thuế xuất nhập khẩu đã nộp 100% cho ngân sách Trung ương. Thiết nghĩ các DN cũng xác định trách nhiệm của mình cùng với Thành phố, đối với xã hội,  đối với chính những  hạ tầng đang thay đổi từng ngày phục vụ môi trường kinh doanh thuận lợi  hàng hóa xuất nhập khẩu DN của mình.

Hải Phòng cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương có cửa khẩu Cảng biển nghiêm túc thực hiện theo CV 4603/VPCP-KTTH ngày 03/8/2016, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các vùng miền trong cả nước. Lo lắng trước việc quản lý thu phí có thể làm mất nhiều thời gian là có cơ sở, Thành phố đã tiếp thu, đồng thời chỉ đạo giảm tối đa thời gian thu, nộp phí (chỉ mất 3 phút) cho DN. Hải Phòng đang gắng hết sức mình tạo thế cạnh tranh, đồng hành cùng DN phát triển. Nguyễn Lương