Hà Nội: Giám đốc Sở Công thương trả lời những gì với các chất vấn về quản lý chợ?

00:00 12/10/2020

Ngày 5/7, tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP Hà Nội dành trọn một ngày để chất vấn các thành viên UBND TP về các vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm.

 Phiên làm việc buổi sáng, các đại biểu tái chất vấn hàng loạt vấn đề nóng, trong đó tập trung vào vấn đề trật tự xây dựng, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy... Đáng chú ý, tại phiên chất vấn, các đại biểu truy các chủ tịch huyện Đông Anh, Mê Linh, Thanh Trì về vấn đề vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn các huyện. Các đại biểu cũng dành quyền tranh luận lại sau phần trả lời của các thành viên UBND TP.
Kết thúc phiên chất vấn buổi sáng, 18 lượt đại biểu phát biểu, 7 đồng thành viên UBND TP trả lời ý kiến, 2 báo cáo giải trình của UBND TP cùng các báo cáo của các Sở ban ngành liên quan, các đại biểu cơ bản nhất trí với các giải trình, đồng thời cho thấy có thể thấy việc lựa chọn nhóm vấn đề đã đi đúng nguyện vọng cử tri, yêu cầu của TP, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị là thực hiện các nghị quyết của HĐND. 14h chiều 5/7, HĐND tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn về vấn đề quản lý chợ. Mở đầu phiên chất vấn, Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Lê Hồng Thăng báo cáo về vấn đề quản lý chợ trên địa bàn Thành phố.
Giám đốc Sở Công thương cho biết, hiện nay trên địa bàn TP có 454 chợ kể cả khu vực thành thị và nông thôn và theo quy hoạch toàn TP đến năm 2030 có 596 chợ. Theo đề xuất mới nhất của UBND cấp quận huyện , trong giai đoạn 2017-2020 sẽ nâng cấp cải tạo 302 chợ, sử dụng vốn ngân sách khoảng 2490 tỷ đồng .UBND TP đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan vấn đề đầu tư và quản lý phát triển chợ, các cơ sở chế biến, rà soát công tác PCCC, vệ sinh môi trường, các chương trình quản lý chợ, VSATTP, thu phí chợ theo giám sát của ban kinh tế HĐND TP hết sức rõ ràng rành mạch. Trong giai đoạn 2012-2016 đã chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác 161 chợ, DN quản lý 103 chợ… tập trung đầu tư xây dựng mới và cải tạo với tổng vốn đầu tư 3410 tỷ đồng. Một số hạn chế tồn tại quy trình chuyển đổi một số chợ chưa công khai minh bạch, công tác chỉ đạo VSATP còn hạn chế, kinh phí đầu tư cải tạo nâng cấp chợ bằng nguồn ngân sách còn khó khăn, chưa thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia khai thác, chỉ đạo công tác giải tỏa chợ cóc còn khó khăn.UBND TP quyết tâm hoàn thành công tác rà soát điều chỉnh mạng lưới bán buôn bán lẻ đến năm 2030, trong đó có mạng lưới chợ. Các chợ sau khi cải tạo phải đảm bảo các tiêu chí đề án ATVSTP, phấn đấu xúc tiến chợ đầu mối nông sản tại các vùng huyện Mê Linh, PHú Xuyên, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây, khẩn trương kêu gọi quản lý theo mô hình chợ UBND TP đã phê duyệt.
Bắt đầu phiên chất vấn, Đại biểu Nguyễn Minh Tuân (quận Tây Hồ) chất vấn về vấn đề chuyển đổi chợ? Đại biểu Phạm Đình Đoàn chất vấn về việc chất lượng các chợ không đảm bảo, môi trường trong chợ nhiều vấn đề. Theo đại biểu, trong chợ còn nhiều hàng giả, hàng nhái. Đại biểu đề xuất 1 cơ quan của TP giám sát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đại biểu Trần Thị Vân Hoa đặt câu hỏi về vấn đề chậm giải quyết các dự án đầu tư phát triển chợ? Vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường tại các chợ? Đại biểu Hồ Vân Nga nêu câu hỏi đến Giám đốc Sở Công thương về quản lý các chợ đầu mối và chợ hạng 1? trong đó 1 số chợ chuyển đổi hoạt động kém hiệu quả? Đại biểu Lê Vĩnh Sơn chất vấn về việc nhiều chợ chuyển đổi có nhà đầu tư nhưng triển khai chậm và nhiều điểm chợ cóc chợ tạm chưa được giải tỏa, sắp sếp lại? Đại biểu Nguyễn Thùy Dương cho rằng, hiện nay cách mua bán qua mạng khiến kinh doanh ở chợ dần kém hiệu quả, nhu cầu ra chợ người dân ngày càng giảm, vậy có tính đến mô hình mới không hay chỗ nào có dân thì phải có chợ? Đại biểu Nguyễn Thị Lan Hương (tổ Đông Anh) có câu hỏi về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc hàng hóa tại các chợ? Đại biểu cho rằng việc cho tư nhân tham gia giám sát an toàn thực phẩm hiệu quả trên thế giới, đại biểu đề xuất TP cân nhắc vấn đề này. Đại biểu đề xuất có cơ chế để xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp. Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Công thương Lê hồng Thăng cho biết, về ý kiến chất vấn cho đến nay chỉ có 11 đơn vị có kế hoạch chuyển đổi, trước chỉ đạo của UBND TP thì năm 2011-12 đã có 14 quận huyện thị xã xây dựng kế hoạch chuyển đổi dù các đơn vị thực hiện còn thấp nhưng còn nguyên giá trị. Trong 11 đơn vị có 5 đơn vị trùng đơn vị cũ, do đó tổng cộng cho đến nay có 22 quận huyện xây dựng kế hoạch chuyển đổi. Quá trình này còn chậm bởi trong tổng số 454 chợ thì có 128 chợ lán tạm nên gây khó khăn cho kế hoạch chuyển đổi. Bên cạnh đó, 302 chợ xin kế hoạch đầu tư từ năm 2017 đến 2020, là điều khá tiến bộ. Trong thời gian tới, Sở tiếp tục yêu cầu các quận huyện tiếp tục xây dựng, UBND TP sẽ phê duyệt trong tháng 10, các quận huyện xong tháng 8, sở ban ngành phê duyệt trong tháng 9 để đúng lộ trình.
Đối với vấn đề ATVSTP trong giết mổ, chợ gắn liên vấn đề dân sinh. Trong quá trình quản lý nhà nước về chợ, không chỉ là vấn đề kinh doanh hiệu quả nên thời gian qua đã có nỗ lực xã hội hóa chợ nhưng gặp nhiều khó khăn.. Hướng xử lý là khẳng định các chợ này không tiếp tục mô hình kết hợp mà chuyển sang chợ dân sinh. Nhưng theo quyết định 40 của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh thành phố không gặp khó khăn thì không được dùng ngân sách đầu tư tập trung. Thay vào đó, chủ trương của TP là các quận huyện có thể dùng ngân sách của mình để đầu tư cải tạo hệ thống chợ, mở đường cho sự cải tạo chợ hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta phải kêu gọi đầu tư chợ đầu mối, đảm bảo vấn đề an sinh, ATVSTP mà còn là nơi tập trung nguồn hàng TP, các quận huyện tỉnh thành để xuất khẩu và sẽ thu xếp kinh phí bằng vốn sự nghiệp để cải tạo, đặc biệt trong giai đoạn 2018-2020 sẽ quyết liệt thực hiện. Về vấn đề quản lý nhà nước về chợ đầu mối, chợ hạng 1 có vấn đề giữa Sở Công thương và UBND cấp quận huyện, nhìn vào quá trình phân cấp rất rõ ràng. Sở Công thương chỉ xét duyệt phân hạng, bố trí ngành hàng còn việc thành lập ban quản lý, thành lập Ban chỉ đạo thì trách nhiệm với các quận huyện rất rõ ràng. Việc quản lý chợ đầu mối và hạng 1 còn bất cập là các bố trí ngành hàng đã duyệt trong khi BQL vẫn để các hộ bày bán, lấn chiếm, vi phạm thiết kế ban đầu. Quá trình kiểm tra đã yêu cầu các quận huyện chấn chỉnh trong quản lý ngành hàng. Về vấn đề chợ cóc, Giám đốc Sở Công thương cho biết, cuối năm 2016 trên địa bàn TP có 53 chợ cóc. Qua tết, chợ cóc móc thêm lên hơn 200 chợ cóc. Ông Thăng cho rằng, vấn đề tuyên truyền đền người dân chưa đạt hiệu quả, đât là thói quen. Chúng ta phải đưa những hoạt động buôn bán văn minh vào mới giảm được chợ cóc. Những năm qua, thị trường phát sinh mua bán qua mạng, TP phải thành lập Ban chỉ đạo để mua bán qua mạng tránh tiêu cực. Nhưng dù mua bán qua mạng có phát triển cũng không xung đột chợ, bởi phong tục tập quán của người Việt trong mua bán, nhất là thực phẩm. Về an toàn thực phẩm trong chợ truyền thống, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có chỉ đạo trước hết phải tạo nguồn hàng an toàn. Tuyên truyền các hộ kinh doanh học tập về an toàn thực phẩm. Đầu tư hệ thống chợ, thương mại văn minh. Tái chất vấn, Đại biểu Phạm Thanh Mai (tổ Đông Anh) cho rằng phải xác định chuẩn xác về chợ đề quản lý. Đại biểu đề nghị, việc xếp hạnh chợ phải rõ ràng. Về chợ cóc chợ tạm, đại biểu đề nghị Sở cho biết vì sao chợ cóc tăng, tăng ở địa điểm nào? Đại biểu Trần Thị Vân Hoa tranh luận cho biết, chợ Nhật Tân chuyển đổi mô hình quản lý, từ năm 2014 chợ bị cháy và đến nay chưa kinh doanh bình thường. Chợ Xuân La có chấp thuận cho Công ty CP Sông Hồng đầu tư, nhưng chậm 6 năm chưa xong, vậy giải pháp xử lý là gì? Đại biểu Nguyễn Thế Vinh đặt câu hỏi, nhắc lại câu trả lời của Giám đốc Sở Công thương về việc không sợ xung đột giữa chợ truyền thống và online. Đại biểu cho rằng, có nên xem lại quản lý để phù hợp với thế hệ trẻ hiện nay? Đại biểu Nguyễn Hoài Nam đặt vấn đề về chuyển đổi mô hình quản lý, làm sao để giải quyết vấn đề chính quyền phải lo phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự nhưng doanh nghiệp thì quan tâm đến lợi nhuận và hoạt động theo luật doanh nghiệp? Đại biểu Hoàng Thị Tú Anh chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm, ít doanh nghiệp ký cam kết an toàn thực phẩm? Giám đốc Sở Công Thương cho rằng, chợ cóc chợ tạm vẫn đang được quyết liệt giải quyết, liên tục có danh sách gửi xuống các quận huyện. Tuy nhiên, quá trình xử lý ở khu vực này lại phát sinh ở khu vực khác.
Trả lời thêm các vấn đề đại biểu nêu, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết, tăng cường quản lý chợ với TP Hà Nội đặc biệt quan trọng. TP đã ban hành 13 văn bản chỉ đạo cụ thể trong việc phát triển, quản lý chợ. UBND TP ban hành công văn ngày 5/5/2017 giao sở ban ngành 30 đầu việc, được các ngành các cấp tập trung triển khai. Về việc chuyển đổi chợ, thời gian tới TP phê duyệt thời gian đề các quận huyện chuyển đổi, Phó chủ tịch đề nghị quận huyện rà soát lại cho hiệu quả hơn. Về 6 trung tâm thương mại chậm tiến độ, Phó Chủ tịch cho biết, UBND TP giao Sở Công thương, Sở KHĐT nghe các chủ đầu tư để thúc đẩy nhanh dự án. Phát biểu kết thúc phiên chất vấn và tái chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu các cơ quan quản lý, rà lại phân cấp cho rõ; giám sát và có lộ trình điều chỉnh quản lý chợ; rà soát quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ; Sở Công thương cần quyết liệt thực hiện quản lý chợ... (Theo Nhóm PV - KTĐT)