Giảm thuế xuống 1% để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nhựa

00:00 12/10/2020

Từ ngày 06/03, doanh nghiệp sản xuất nhựa trong nước sẽ được diều chỉnh thuế nhập khẩu một số mặt hàng nguyên liệu về 1% thay vì 3% theo lộ trình.

ong-nhua Nguy cơ phá sản đến từ thuế nhập khẩu nguyên liệu Thực hiện cam kết của Chính phủ đối với Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn và Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 107/2013/TT-BTC quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng benzen, xylen và p-xylen (thuộc nhóm 2707, 2902) và mặt hàng polypropylen-hạt nhựa PP (thuộc nhó 3902). Lộ trình tăng từ 0% lên 1% từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2014; lên 2% từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015; lên 3% từ ngày 01/1/2016. Riêng mặt hàng hạt nhựa PP dùng để sản xuất màng BOPP áp dụng mức thuế ưu đãi là 0% từ 01/01/2015 đến 31/12/2015. Chính sách này vốn nhằm đem lại lợi ích và bảo hộ ngành nhựa nhưng theo đánh giá của doanh nghiệp, khi đưa vào thực tế lại ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh của cả doanh nghiệp sản xuất hạt nhựa lẫn doanh nghiệp sử dụng hạt nhựa. Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, việc tăng thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến 80% doanh nghiệp của ngành. Nhiều doanh nghiệp nhựa Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn, giảm quy mô sản xuất, ngành nhựa đang đối mặt trực tiếp trước nguy cơ có sự phá sản doanh nghiệp trên diện rộng, tác động đến tình hình ổn định công ăn việc làm cho gần 200.000 lao động của ngành nhựa. Hiệp hội dẫn chứng, hiện nay, do thuế nhập khẩu ưu đãi đối với hạt nhựa là 2% trong khi thuế suất FTA là 0% nên các doanh nghiệp nhựa phải tìm cách chuyển sang mua nguyên liệu từ các nước trong khu vực FTA. Tuy nhiên, do biết thông tin Chính phủ Việt Nam tăng thuế nhập khẩu đối với hạt nhựa PP từ năm 2014, nên các doanh nghiệp nước ngoài cũng tăng giá bán nguyên liệu hạt nhựa PP từ năm 2014 lên tương ứng gần 1%, 2% và sẽ là 3% vào năm 2016 để gần bằng hoặc thấp hơn một chút so với giá nhập khẩu. Như vậy, việc tăng thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam vô tình mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất hạt nhựa PP ở các nước trong khu vực ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, còn các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hạt nhựa lại bị tăng chi phí đầu vào do giá nhập khẩu tăng tương ứng thuế nhập khẩu. Theo số liệu tính toán của Hiệp hội Nhựa, với giá nhập khẩu hiện tại, nếu tăng thuế nhập khẩu lên 3% thì chi phí phát sinh do tăng giá nhập khẩu mà doanh nghiệp nhựa nhập khẩu phải trả cho doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước trong khu vực FTA dự kiến giai đoạn 2015-2017 sẽ là 1.870 tỷ đồng. Khoản tiền này Nhà nước không thu được mà doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước trong khu vực FTA sẽ được hưởng toàn bộ. Giảm thuế xuống 1% để hỗ trợ doanh nghiệp Vì vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nhựa trong nước vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt, Bộ Tài chính đã chính thức điều chỉnh thuế nhập khẩu một số mặt hàng nguyên liệu về 1% thay vì 3% theo lộ trình. Mức thuế mới này sẽ được áp dụng từ 06/03/2016. Việc điều chỉnh này được ban hành tại Thông tư số 16/2016/TT-BTC, ngày 21/01/2016 sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 27.07, 29.02, 39.02 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, Bộ Tài chính điều chỉnh thuế nhập khẩu về 1% đối với benzen, xylen trong nhóm dầu và các sản phẩm khác từ chưng cất hắc ín than đá ở nhiệt độ cao, các sản phẩm tương tự có khối lượng cấu tử thơm lớn hơn cấu tử không thơm (mã 27.07); với benzen, xylen, p-xylen trong nhóm hydrocacbon mạch vòng (mã 29.02). Bên cạnh đó, mặt hàng polypropylen (hạt nhựa PP) dạng phân tán và loại khác thuộc nhóm polyme từ propylen hoặc từ các olefin khác, dạng nguyên sinh (mã 39.02)./.

Theo Lê Vân/ EFR