Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nghành điều

00:00 12/10/2020

Ngành điều Việt Nam liên tiếp 11 năm đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu và phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, từ đầu năm 2016 đến nay, thị trường có nhiều bất ổn về giá cả và nguồn cung cấp điều thô. Trước thực trạng đó, các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp ngành điều đưa ra có nhiều ý kiến thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn.

Theo ông Nguyễn Đức Nguyễn Đức Thanh – Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas): “5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 128 ngàn tấn nhân điều, đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD, giá điều xuất khẩu cũng tăng, khoảng 12%. Năm nay, thị trường có sự thay đổi, nếu như trước đây Trung Quốc là thị trường quan trọng, luôn có kim ngạch xuất khẩu cao, nhưng trong 5 tháng đầu năm nay, Mỹ đã vượt Trung Quốc, vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng đầu về sản phẩm điều của nước ta”. Nguyên nhân theo ông Thanh: “Thời gian qua, người tiêu dùng Mỹ ngày một nhận ra rằng Việt Nam mới là nước cung cấp nhiều về sản phẩm điều, đặc biệt là công nghệ chế biến, đứng đầu thế giới, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhất so với các nước khác nên họ đã chuyển hướng sử dụng sản phẩm điều của Việt Nam nhiều hơn các nước khác như Ấn Độ, Bờ Biển Ngà. Đánh giá về mức độ thuận lợi của thị trường Mỹ đối với sản phẩm điều của Việt Nam, ông Thanh cho biết: “Tình hình rất khả quan, vì ngoài chất lượng sản phẩm hàng đầu, ngành điều nước ta còn gặp thuận lợi lớn ở thị trường Mỹ là hầu như không có rào cản nào, bởi nước này không sản xuất điều nên họ cũng không đặt ra hàng rào bảo hộ nào cả”. la-quoc-gia-dan-dau-the-gioi-ve-xuat-khau Bàn về định hướng trong tương lai, ông Thanh cho rằng, ngành điều cần phải đầu tư hơn nữa để thoát ra tình trạng “lớn nhưng không mạnh”, xuất cũng số 1, nhập cũng số 1 nhưng hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn, và tình trạng các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh lẫn nhau, điều này có thể làm suy yếu ngành điều. Với kinh nghiệm 25 năm hoạt động trong ngành điều, ông Nguyễn Thái Sơn - GĐ Công ty Long Sơn cho biết: “Một trong những điểm yếu lớn nhất ngành điều là phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khá nhiều, do vậy tiềm ẩn khó khăn, rủi ro cũng khá cao. Một khi các nước họ chủ động được việc sản xuất và chế biến thì xem như nguồn điều nguyên liệu sẽ bị thu hẹp đáng kể. Cũng vì thiếu nguyên liệu nên xảy ra tình trạng các doanh nghiệp tranh mua tranh bán và cũng đã có trường hợp bên bán trộn lẫn sản phẩm, dẫn đến tình trạng chất lượng không đảm bảo.  Nguy cơ mất an toàn thực phẩm cao, tình trạng giám sát, quản lý không chặt chẽ. Gần đây các nước châu Âu, châu Mỹ đã đưa ra các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm rất cao, dẫn đến các nhà xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn”. “Để ngành điều phát triển tốt,  các nhà làm chính sách tạo ra các văn bản thông thoáng hơn, không để  xảy ra tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp, thủ tục rườm rà, khó khăn. Vai trò của Vinacas là rất quan trọng. Do đó, Vinacas cần tập hợp các doanh nghiệp để tạo thành sức mạnh cạnh tranh, không để như hiện cứ mạnh ai nấy làm”. Ông Sơn nhấn mạnh. Theo TS Nguyễn Như Hiến, đại diện Cục Trồng trọt (Bộ NN& PTNT): “Tổ chức sản xuất, liên kết giữa các nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp chưa được thiết lập; người trồng điều khó tiếp cận nguồn tín dụng. Doanh nghiệp chưa liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu; chưa hình thành hệ thống mua điều trực tiếp từ nông dân, giá cả thiếu ổn định, không mua theo tiêu chuẩn, dẫn đến chất lượng không đồng đều”. “Những năm tới, ngành điều nước ta cần phát triển theo hướng bền vững, đồng bộ, đa dạng hóa sản phẩm có chất lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, không ngừng gia tăng tỷ trọng nguyên liệu sản xuất trong nước, góp phần nâng cao đời sống nông dân, lợi ích của doanh nghiệp và đảm bảo môi trường sinh thái”.  TS Hiền nêu rõ. Ngoài ra, một vấn đề không kém phần quan trọng là thực tế các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào các giao dịch thương mại quốc tế nhưng vị thế của họ trong giao kết và thực hiện hợp đồng vẫn còn khá thấp. Lý do là kinh nghiệm đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài còn yếu. Theo Luật sư Nguyễn Thị Hồng Ngân: “Để nâng cao lợi thế trong ký kết hợp đồng, hoặc giải quyết tranh chấp, các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt, cần tham khảo những đơn vị tư vấn luật và Hiệp hội để bảo vệ quyền lợi của mình. Song song với việc đó, chính doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình về chuyên môn, nghiệp vụ về đàm phản, giải quyết tranh chấp thì hoạt động của doanh nghiệp mới bền vững được”. Bài và ảnh: Bình An (Văn phòng Đại diện phía Nam)