Giải pháp nào để 'cầm máu' dòng vốn ngoại?

00:00 12/10/2020

Không chỉ bán ròng trong suốt tháng 2 và tháng 3, khối ngoại còn duy trì lực bán trong suốt những phiên giao dịch đầu tháng 4 và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi đây là dòng vốn khá quan trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tính từ đầu năm 2020 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng khoảng 14.000 tỷ đồng trên cả 3 sàn, riêng tring tháng 3 khối lượng bán ròng ghi nhận 8.800 tỷ đồng - đây là đợt bán ròng lơn nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Tháng tồi tệ nhất là tháng 2/2020 với 3.100 tỷ đồng. Nhưng nếu loại trừ việc mua ròng 2.000 tỷ đồng vào tháng 1, khối ngoại đã bán ròng liên tục kể từ tháng 8/2019. 

Giải mã nguyên nhân

Theo các chuyên gia phân tích của CTCK Yuanta Việt Nam, để lý giải nguyên nhân động thái bán ròng của khối ngoại nên xem xét các giao dịch riêng trong năm 2019 và quý I/2020.

Thực tế, diễn tiến trên thị trường năm 2019 cho thấy dòng tiền rút ra khỏi thị trường chủ yếu do việc các quỹ bị rút vốn.

Yuanta Việt Nam cho rằng, các nhà quản lý quỹ vẫn lạc quan trong câu chuyện dài hạn của Việt Nam nhưng các nhà đầu tư lại lựa chọn bán/rút chứng chỉ quỹ nên các nhà quản lý dòng vốn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải bán ra.

Theo thống kê của Yuanta Việt Nam tổng tài sản đang được quản lý bởi các quỹ tập trung vào thị trường cận biên đã giảm khoảng 40% trong năm 2018-2019 xuống còn khoảng 13 tỷ USD, trong đó khoảng 8 tỷ USD là tại các quỹ chỉ số thụ động. Với việc Việt Nam chiếm 15% trọng số trong MSCI Frontier E/M Index, đợt thoái vốn vừa qua đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường.

Tuy nhiên, theo Yuanta việc bán ròng của khối ngoại chủ yếu không phải do sự bi quan của nhà đầu tư đối với Việt Nam, mà là xu hướng thoái vốn ra khỏi các thị trường cận biên. Giá trị tài sản quản lý (AUMs) bởi các quỹ đầu tư thị trường cận biên trên thế giới đã giảm khoảng 35-40% trong năm 2018- 2019. 

"Chúng tôi tin rằng việc thoái vốn là mang tính cấu trúc tại các thị trường cận biên có khả năng sinh lợi kém (ngoại trừ Việt Nam) và thiếu sự đa dạng hóa", báo cáo của Yuanta nêu rõ.

Về lý thuyết, các thị trường cận biên được cho là không có nhiều tương quan với các thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, kết quả thực tế có thể đã khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng, đặc biệt là do chi phí đầu tư vào lớn trên thị trường cận biên.

Trong khi đó, việc bán ròng từ đầu năm đến nay là do tác động của dịch Covid-19 và diễn ra trên diện rộng toàn khu vực. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong cùng thời điểm, Việt Nam là thị trường ít bị bán ròng nhất trong khu vực và do đó tác động vào thị trường chứng khoán Việt Nam là thấp hơn nhiều so với hầu hết các thị trường khác.

thi-truong-chung-khoan-1997-1586909026.j

Sự hạn chế các nhà đầu tư tổ chức là một điểm trừ đối với thị trường chứng khoán Việt

Làm sao để "cầm máu"

Thực tế, nhìn vào số liệu có thể thấy, khối ngoại đang bán ròng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng trên thị trường chưng khoán Việt trong thời gian qua, nhưng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại các cổ phiếu Việt Nam lại không thay đổi đáng kể.

Theo FiinPro, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại sàn HoSE đã giảm từ 20,9% vào đầu năm xuống còn 19,6% vào tháng 4/2020. Theo giá trị tính bằng USD, sự sụt giảm có phần đáng chú ý hơn, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại HoSE đã giảm từ 30 tỷ USD vào đầu năm xuống chỉ còn 22 tỷ USD vào tháng 4/2020- nhưng phần lớn sự sụt giảm này là do biến động giá thay vì là do các lệnh bán.

Nhìn rộng hơn, Yuanta Việt Nam ước tính tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại cả 3 sàn chứng khoán Việt đã giảm từ 16,9% xuống còn 15,5% vào tháng 4/2020. Giá trị nắm giữ của khối ngoại (bao gồm cả các nhà đầu tư chiến lược) là 23,4 tỷ USD.

Các quỹ bị rút vốn đồng nhất với việc tỷ suất sinh lợi của Việt Nam thấp hơn khoảng 4,5 điểm % so với các thị trường mới nổi trong điều kiện hiện tại Việt Nam chiếm 15% rổ chỉ số MSCI Frontier Emerging Markets Index. 

Mặc dù vậy, tỷ suất sinh lợi của Vn-Index vẫn vượt trội so với các thị trường cận biên khác khoảng 2 điểm % trong năm 2019. Đặc biệt, tỷ suất sinh lời của Vn-Index cũng vượt trội hơn so với các thị trường cận biên kể từ đầu năm 2020, và so với cả khu vực ASEAN nói chung.

Điều này một lần nữa thể hiện khối ngoại tiếp tục lạc quan về câu chuyện dài hạn của Việt Nam. Theo đó, thị trường chứng khoán Việt có thể đang gặp khó khăn do sự hiện diện của các nhà đầu tư tổ chức còn tương đối hạn chế.

Ở những thị trường phát triển hơn, các nhà đầu tư tổ chức sẽ thường mua vào khi thị trường chứng khoán sụp đổ. Đây là một phần chức năng của các nhà quản lý quỹ thông minh, nhưng một phần cũng do bản chất của quản lý tài sản, nơi các nhà đầu tư trả phí cho công ty quản lý quỹ để đầu tư tiền của họ (không phải để giữ tiền mặt).

Các nhà đầu tư tổ chức thường tập trung vào đầu tư giá trị hơn so với các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Việt Nam và các nhà đầu tư giá trị có thể nhận được những món hời trong thời điểm hiện tại, kể cả các cổ phiếu kín room và chưa kín room nước ngoài. 

Đối với các cổ phiếu kín room ngoại, cuộc khủng hoảng hiện tại mang đến một cơ hội mua vào cực kỳ hấp dẫn với sự sụt giảm mạnh. Nhiều cổ phiếu kín room cực kỳ hấp dẫn về triển vọng hoạt động kinh doanh.

Trong khi đó, để ý có thể thất khu vực mà nhà đầu tư nước ngoài bán phổ biến nhất là các cổ phiếu đang hở room, điều này là do cổ phiếu kín room không có trong các chỉ số chính do vấn đề thanh khoản và do đó các quỹ thụ động không nắm trong danh mục.

Tất nhiên, cũng có thể lượng bán ra vừa qua cũng có cả các cổ phiếu đã kín room nhưng nhìn chung các cổ phiếu như vậy đều đã được chuyển sang các nhà đầu tư tiềm lực hơn. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, để có thểm "kìm chân" khối ngoại thị trường cần thu hút thêm các nhà đầu tư chiến lược với thời gian nắm giữ lâu dài và khả năng chịu đựng việc hạch toán giá trị tài sản theo cơ chế thị trường.

Linh Đan