Ghi nhận ở nhà hang”Lẩu ông già”

00:00 12/10/2020

(DNHN): Tại thành phố Thái Bình nói riêng, tỉnh Thái Bình nói chung, mỗi khi có những sự kiện gì từ nhỏ đến lớn, từ những cuộc liên hoan to hay nhỏ mọi người thường hay nhắc tới một Nhà hàng Lẩu ông già. Nơi đây không những có không gian đẹp, thoáng mát mà cái thú vị nhất đó là “thực phẩm sạch”, đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo rất cơ bản, hoà nhã, lịch sự với mọi người.

lau-ong-gia-2

Chủ nhà hàng Quách Văn Rưỡng Lẩu ông già một là địa chỉ mới nghe ai cũng nghĩ chủ quán phải là một ông già râu tóc bạc phơ, lúc nào cũng mang trên người một bộ đồ Pijama màu nâu, có nụ cười đôn hậu. Nhưng không, khi nhóm phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập hỏi gặp chủ nhà hàng thì được nhân viên trả lời rất hiếu khách “Dạ các chú đợi cháu mời ạ”. Rất nhanh, một thanh niên tầm 35 - 40 tuổi xuất hiện với một phong cách thư sinh và lời chào rất văn hoá, rất Thái Bình “Em xin chào các bác, nhà hàng có gì không làm vừa lòng quý khách, xin mong được tha thứ ạ”. Em xin tự giới thiệu em tên là Quách Văn Rưỡng, chữ R được phát âm rất đúng chính tả ngầm nói tên mình là Rưỡng. Em được sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, tuổi thơ em được gắn liền với cánh đồng ngoại ô thành phố, được vui chung với các bạn trên con đê sông Trà Lý, được nghe tiếng chuông nhà thờ êm ả của xứ Đạo quê em. Đến hôm nay, em làm chủ một nhà hàng trên chính mảnh ruộng, nơi mà bố mẹ em sớm hôm cấy hái, tất cả các thứ rau mà nhà hàng phụ vụ đều được cấy trồng trên mảnh ruộng nhà em, còn các loại hải sản tươi sống  mà nhà hàng cung cấp đều được thu hoạch ngay trên bờ biển Thái Bình. Cùng với mùi thơm của nước mắn Diêm Điền có độ đạm cao cộng với giá thành rất hợp lý đã làm nên thương hiệu “Lẩu ông già”.

lau-ong-gia-3

 Quách Văn Rưỡng sinh năm 1975, học xong PTTH, Rưỡng đi làm kinh tế ngay, xuống Nam Thịnh kinh doanh và ở đó Rưỡng gặp người bạn đời yêu quý Phạm Thị Nhung, sau cưới được không lâu do bị thua lỗ về kinh tế, Rưỡng đã vướng vào vòng lao lý mất 12 năm. Trong cái rủi cũng có cái may, trong thời gian học tập cải tạo, Rưỡng đã được các người anh, người bạn dạy cho nghề nấu ăn, mở nhà hàng khi thi hành án xong. Chăm học, chịu khó lao động Rưỡng đã thành công, không phụ lòng truyền dạy của các sư phụ, sư huynh đã truyền nghề cho mình. Với cơ ngơi cùng một lúc có thể đáp ứng hàng trăm bàn, mà không để lại một lời chê trách. Khu vực bãi xe của nhà hàng cũng có thể đỗ được hàng trăm xe từ 50 chỗ trở xuống, an ninh trong nhà hàng tuyệt đối an toàn, đó chính là bí quyết trong nhiều bí quyết thành công của Nhà hàng Lẩu ông già. Tâm sự với chúng tôi, Rưỡng nói gia đình em ông bà nội ngoại còn đủ, các bậc phụ huynh luôn luôn động viên, chỉ bảo chúng em làm ăn với phương châm “Khách hàng là trên hết”. Xây dựng được thương hiệu là rất khó, nhưng giữ được thương hiệu là một câu chuyện vô cùng quan trọng đối với Nhà hàng Lẩu ông già. Gia đình Rưỡng có 5 người con, 3 trai, 2 gái, trong đó 3 người con đẻ và 2 người con nuôi và đại gia đình được công nhận Gia đình Văn hoá. Chia tay Nhà hàng Lẩu ông già, chúng tôi đi về thành phố trên con phố nhỏ khoảng 700m ra đến đường Long Hưng rẽ phải qua cầu Thái Bình là đến trung tâm thành phố Thái Bình nhưng hình ảnh của Rưỡng luôn để lại một ấn tượng rất đẹp trong mỗi chúng tôi, chúng tôi cám ơn xóm Đạo quê Rưỡng đã cho chúng tôi được một kỳ nghỉ cuối tuần thú vị nhất để ngày mai lại bước vào công việc thường nhật.

lau-ong-gia-1

 Đức Viên