EVFTA: Cơ hội để lực lượng lao động Việt Nam phát triển và đảm nhận các vai trò hàng đầu

09:35 31/10/2020

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã đi vào thực thi được 3 tháng với kỳ vọng trước đó là sẽ tạo ra 146.000 vị trí việc làm tại Việt Nam mỗi năm. Song, để có thể phù hợp với tiêu chuẩn khắt khe của EU đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng rất cao, do đó vấn đề được đặt ra là cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp mới có thể khai thác, phát huy tối đa thế mạnh của thị trường lao động. Xoay quanh về vấn đề này, ông Johan Alvin - Trưởng ban Thương mại, kinh tế và chính trị Đại sứ quán Thụy Điển đã có những đánh giá cũng như giải pháp với Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập.

Johan Alvin – Trưởng ban Thương mại, kinh tế và chính trị Đại sứ quán Thụy Điển

PV:  Hiện nay, có ý kiến cho rằng, nhờ những ưu đãi về thuế của EVFTA, Việt Nam có thể thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài khác trong khu vực (những doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu đi EU) sẽ đầu tư sản xuất vào Việt Nam để được hưởng ưu đãi về thuế. Và điều đó cũng đồng nghĩa là người lao động Việt Nam sẽ có thêm rất nhiều cơ hội việc làm. Ông nghĩ sao về nhận định này ? 

Ông Johan Alvin: Việc cắt giảm thuế quan sau khi thực hiện đầy đủ. Việt Nam hiện đang có cơ hội vàng để cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh và khuôn khổ pháp lý của mình nhằm thu hút các khoản đầu tư tiến bộ nhất. Các khoản đầu tư sẽ giúp phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng xanh và bền vững bằng cách sử dụng phương thức kinh doanh sáng tạo và có trách nhiệm. Và điều đó cũng đồng nghĩa người lao động Việt Nam sẽ có thêm rất nhiều cơ hội việc làm.

Người tiêu dùng ở châu Âu đang yêu cầu các công ty tôn trọng hơn nữa các vấn đề nhân quyền, khí hậu và lao động. Đây là lý do tại sao Thụy Điển đang tài trợ cho việc phát triển Kế hoạch hành động quốc gia về kinh doanh có trách nhiệm. Cùng với Bộ Tư pháp và UNDP - United Nations Development Programme (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) , kế hoạch này đang được thực hiện. Khi sẵn sàng, nó sẽ là công cụ tốt để Chính phủ Việt Nam đảm bảo hoạt động đầu tư và kinh doanh tốt.

Theo các tính toán thì EVFTA có thể giúp tăng tiền lương của người lao động, nhưng tiền lương chỉ là một yếu tố, người lao động bây giờ cũng rất quan tâm về môi trường làm việc. Vậy theo ông, EVFTA sẽ tác động như thế nào tới việc cải thiện môi trường làm việc cho người lao động ?

Ông Johan Alvin: EVFTA sẽ làm tăng dấu ấn kinh tế của các công ty EU. Các công ty EU nói chung và các công ty Thụy Điển nói riêng đều rất muốn phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là, họ đều muốn để lực lượng lao động Việt Nam phát triển và đảm nhận các vai trò hàng đầu trong các công ty. Các công ty đa quốc gia Thụy Điển của chúng tôi hiện nay đã có mặt tại Việt Nam, các công ty chủ yếu dựa vào chuyên môn của Việt Nam và có rất ít người nước ngoài. Hơn nữa, tôi muốn nói thêm rằng, các công ty EU nổi tiếng về CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) của họ và tôi tự tin rằng cả những công ty Thụy Điển hay EU sẽ đối xử rất công bằng trong quá trình làm việc.

World Bank: Năng suất lao động thấp không phải là vấn đề của riêng Việt Nam

Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ tạo mới 146.000 vị trí việc làm tại Việt Nam mỗi năm

Bên cạnh cơ hội, EVFTA cũng đưa đến nhiều thách thức với thị trường lao động Việt Nam, trong đó, chất lượng nguồn nhân lực là một “rào cản” được nhận định là không dễ vượt qua trong ngắn hạn. Trong khi đó, hoạt động của các DN châu Âu phần lớn dựa vào công nghệ cho nên yêu cầu của họ sẽ không đơn thuần là chi phí nhân công rẻ mà cả về kỹ năng và trình độ chuyên môn cao. Vậy từ góc nhìn của mình, để sớm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam, ông có những đề xuất như thế nào?

Ông Johan Alvin: Tôi sẽ nói thêm và liên kết với câu trả lời của mỉnh ở câu hỏi 2. Các công ty ở EU, cụ thể là cả các công ty ở Thụy Điển luôn để nhân viên có thể phát triển trong công việc, và tất nhiên là không chỉ tạo điều kiện cho nhân viên phát triển mà còn đem đến công cụ để kích thích sự phát triển của họ.

EU thường xuyên đối thoại với chính phủ Việt Nam về các biện pháp cải thiện hơn nữa nguồn nhân lực. Điều mà tôi nghĩ thật sự cần thiết đó chính là chúng ta nên bắt đầu từ việc xây dựng các chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học cho đến đại học. Chúng tôi và cả EU cũng như Việt Nam cần có một hệ thống trường học phổ cập những kiến thức cần thiết để đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của thị trường lao động. Các phòng kinh doanh và công ty của chúng tôi cũng là nguồn lực tốt để các cơ quan chức năng của Việt Nam hiểu rõ hơn về các yêu cầu mà họ cần có đối với lực lượng lao động của mình, đáp ứng được yêu cầu của các nước EU.

Hiện nay chúng tôi có những trường đại học thuộc Thụy Điển đang hoạt động tại Việt Nam với những chức năng khác nhau để đánh giá cách thức hoạt động của hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua sự phối hợp của Chính phủ

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực và  tiến trình thực thi trong thời gian tới - Cổng thông tin điện tử Bộ Công  Thương

EVFTA chắc chắn sẽ làm tăng sức hút của Việt Nam như một điểm đến đầu tư triển vọng

Ngoài vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động, theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để phát huy tối đa hiệu quả mà EVFTA mang lại cũng như thúc đẩy triển vọng hợp tác trao đổi thương mại và thu hút đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam.

Ông Johan Alvin: Sau những thách thức do Covid-19 và biến đổi khí hậu đặt ra, tôi nghĩ rằng ban đầu chúng ta cần lập ra một kế hoạch kinh doanh để nhìn ra cách có thể hoạt động bền vững, tôi đánh giá đây là bước vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, hãy linh hoạt và chuẩn bị cho sự phát triển không ngừng. Các chuỗi giá trị toàn cầu đòi hỏi tất cả các công ty EU và Việt Nam, phải không ngừng cải tiến và đổi mới. Điều này có nghĩa là không ngừng học hỏi và cập nhật thông tin về yêu cầu của người tiêu dùng. Muốn trở thành các công ty thành công trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại đòi hỏi chúng ta phải hành động có trách nhiệm và bền vững. Làm tốt là có thể kinh doanh tốt!

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được các chuyên gia dự báo sẽ giúp lương bình quân của người lao động tăng 3%. Bên cạnh đó, Hiệp định dự kiến cũng sẽ tạo mới 146.000 vị trí việc làm tại Việt Nam mỗi năm; trong đó tập trung vào các ngành như dệt may, may mặc, khai khoáng, vận tải đường thủy, sản xuất kim loại...

Bảo Trinh (thực hiện)