European Super League sớm muộn sẽ ra đời

00:00 12/10/2020

Khi các quốc gia đã quen với cuộc sống bị phong tỏa, nhiều người có lí do để nghĩ đến sự trở lại của bóng đá. Tuy nhiên, khi dịch bệnh được khống chế, người ta sẽ nhớ tới những vấn đề nghiêm trọng trong thượng tầng bóng đá, bởi nhiều người trong số đó có thể đang theo đuổi một tham vọng lớn.

Trước khi dịch Covid-19 quét qua châu Âu và biến mọi sân vận động và thành phố trở thành một bóng ma, đã có nhiều tin đồn quanh cuộc đua thăng hạng của giải Championship tại Anh. Một số câu lạc bộ lớn nhất và có lịch sử lâu đời nhất của giải đấu mà lâu nay đã mòn mỏi ở hạng dưới cuối cùng đã tiến gần đến trên vùng đất hứa lần đầu tiên trong một thế hệ.

Đó là để nói về Nottingham Forest, Leeds, thậm chí Preston North End khi họ đang có cơ hội lên chơi ở Premier League và bỏ lại sau lưng Championship, một giải đấu chỉ hấp dẫn với những người ở càng xa nó càng tốt. Thế nhưng, trớ trêu là vào thời điểm đó, tất cả đều tự hỏi đâu là tương lai của giải đấu mà những đội bóng này đều tuyệt vọng muốn có mặt?

Sự buồn tẻ ở bóng đá Anh

Không thể phủ nhận rằng, Premier League của bóng đá Anh là bất bình đẳng nhất về tài chính kể từ khi Liên đoàn bóng đá Anh (FA) ra đời vào năm 1888. Đây được xem là giải đấu đỉnh cao, nhưng sự chênh lệch tài chính này chưa bao giờ rõ ràng đến thế. Rất nhiều điều đã được nói đến để giải thích vì sao có sự khác biệt đó, nhưng thật khó nếu ai muốn tạo ra một sân chơi công bằng cho tất cả. Bởi sự thực là kể từ khi Premier League và Champions League ra đời, rất nhiều tiền đã đổ vào và các đội bóng lớn càng trở nên lớn hơn.

Thậm chí, sự ra đời của Luật công bằng tài chính được xem là một cách để UEFA kiềm chế xu hướng đáng lo ngại này cũng không giúp chấm dứt được sự bất bình đẳng sâu sắc giữa các đội bóng hàng đầu và các đội bóng ở phía bên dưới. Để thấy rõ hơn thì chỉ cần nhìn vào nửa dưới của Championship sẽ cho tất cả thấy rõ mức độ phân chia ở giải đấu này. Nhiều đội bóng từng thi đấu lâu năm ở Premier League giờ đang phải vật lộn sau một thời gian dài quản lí kém, cả trong và ngoài sân cỏ. Kết quả là, những cái tên như Stoke, Middlesbrough và Hull đều ngấp nghé khu vực xuống hạng. Nếu chưa đủ, đừng quên là Ipswich và Sunderland đã rơi xuống League One.

Nhắc đến họ để nói rằng, vì muốn làm hài lòng khán giả toàn cầu luôn mong chờ những kết quả có thể dự đoán được, các đội bóng lớn giống như những người sáng tạo nội dung, cung cấp một loại hình giải trí hấp dẫn cho nhu cầu ngày một tăng của người xem. Minh chứng rõ nhất là việc Liverpool chấp nhận rời League Cup trước Aston Villa khi chỉ tung ra đội hình gồm nhiều cầu thủ trẻ và tập trung cho Club World Cup mà họ chưa từng giành được cũng như để quảng bá hình ảnh của đội bóng.

Hay vẫn là Liverpool khi Juergen Klopp không bận tâm đến Shrewsbury Town tại FA Cup nếu không phải là Premier League hay Champions League.

bóng đá, tin bóng đá, bong da hom nay, European Super League, tin tuc bong da, tin tuc bong da hom nay, Man City, MU, Liverpool, Chelsea, Premier League, bóng đá AnhUEFA đang làm tất cả những gì có thể để ngăn cản sự ra đời của European Super League nhằm bảo vệ giải Champions League

Trong rủi có may

Viễn cảnh về sự xuất hiện của European Super League ngày một rõ ràng hơn. UEFA không muốn thấy một giải đấu như vậy ra đời từ rất lâu rồi và họ đã quyết định duy trì thể thức hiện tại đến năm 2024. Thế nhưng về lâu dài, đây vấn đề mà họ sẽ phải giải quyết nếu như các đội bóng lớn của Anh và châu Âu quyết định rời khỏi hệ thống giải của UEFA.

Liệu kịch bản này sẽ diễn ra như thế nào, chúng ta cũng không thể quay trở lại một thế giới, nơi một HLV xuất sắc có thể đưa một đội như Nottingham Forest từ dưới sâu hạng 2 đến danh hiệu vô địch Premier League và sau đó giành được những danh hiệu tại châu Âu.

 

Bởi để một đội bóng có thể cạnh tranh ổn định với Top 6, họ cần một số tiền khổng lồ đầu tư xây dựng lực lượng, thay đổi bản sắc của mình. Theo thời gian, nếu không có sự phân phối tương đối công bằng, việc Super League ra đời là không thể tránh khỏi.

Thứ nhất, nó sẽ làm cho các giải đấu trong nước cạnh tranh hơn và do đó, sẽ hấp dẫn hơn. Sẽ có cơ hội để các đội bóng tạo những câu chuyện cổ tích và nhiều thị trấn, thành phố có thể trở lại trên bản đồ.

Thứ hai, nó sẽ ngăn các đội phá sản nếu họ không muốn phá vỡ đội hình.

Cuối cùng, các câu lạc bộ có tiềm năng trở thành tài sản cộng đồng thực sự một lần nữa. Một số tiền lớn chắc chắn sẽ theo sau sự ra đi của các đội bóng mạnh, nhưng giá trị của đội bóng với cộng đồng sẽ trở lại.

Trên tất cả, khi các giải đấu không thể diễn ra vì đại dịch Covid-19 thì câu nói quen thuộc sẽ trở lại với một ý nghĩa còn lớn hơn trước: Bóng đá không có người hâm mộ sẽ không là gì.

Mạnh Hào