Đừng bỏ qua 5 thảo dược này khi điều trị thiếu máu

00:00 12/10/2020

Thiếu máu là một dạng bệnh về máu thường gặp, gây ra nhiều tác hại với sức khỏe và tính mạng người bệnh. Có đến hơn 400 loại bệnh thiếu máu, tuy nhiên chỉ có ba loại thiếu máu phổ biến nhất bao gồm thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do thiếu vitamin axit folic và thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Các loại thảo mộc có chứa sắt, vitamin B12 sẽ tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn, giúp chữa bệnh thiếu máu hiệu quả

Các loại thảo mộc có chứa sắt, vitamin B12 sẽ tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn, giúp chữa bệnh thiếu máu hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo dược này để điều trị thiếu máu.

Thông thường, thuốc bổ sung sắt được chỉ định dùng trong việc điều trị thiếu máu. Loại thuốc này nên được dùng chung với vitamin C để được hấp thụ tốt nhất. Tuy nhiên, chúng có thể gây độc nếu bạn dùng quá nhiều chất sắt. Để tránh rủi ro này, nhiều người dùng thảo mộc như một phương thuốc thay thế tốt hơn. Các loại thảo mộc thường chứa vitamin, tiền tố tạo ra chất sắt giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng, sản sinh máu tự nhiên mà không gây tác dụng phụ khó chịu.

Dưới đây là các thảo dược bối máu rất tốt bạn nên biết, giúp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình:

Cây chút chít vàng

Một trong những loại thảo mộc được khuyên dùng khi điều trị bệnh thiếu máu là rễ cây chút chít, một loại cỏ dại mọc ven đường rất dễ kiếm. Cây chút chít giúp tăng nồng độ sắt trong máu một cách nhanh chóng. Rễ cây có chứa sắt- chất quan trọng nhất để tạo máu. Đã có rất nhiều người cải thiện được tình trạng thiếu máu nhờ dùng loại cây thông dụng này.

Để điều trị bệnh thiếu máu bằng cây chút chít, bạn cẩn dùng 1000 mg chiết xuất cây mỗi buổi sáng hoặc một nửa muỗng cà phê hai lần mỗi ngày. Lưu ý: Bạn có thể bị tiêu chảy nếu sử dụng loại thảo dược này ở mức cao.

Cây bồ công anh 

Lá cây bồ công anh có hàm lượng sắt cao rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu và giúp tăng cường sự hấp thu sắt từ các nguồn khác. Để dùng loại cây này, bạn chỉ cần uống 1 muỗng cà phê nước ép bồ công anh tươi với nước sạch hai lần mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp đồng thời bồ công anh và cây chút chít vàng giúp mang lại lợi ích tối đa nếu có sự tư vấn của bác sĩ. Bồ công anh cũng có thể được dùng kết hợp với rễ cây ngưu bàng vì chúng có thể giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt từ thực phẩm của cơ thể để điều trị thiếu máu.

Cây khổ sâm 

Cây khổ sâm thường được dùng chung với một nguồn chất sắt vì nó có tác dụng giúp cơ thể tăng dự trữ sắt và hấp thụ sắp nhanh chóng. Cây khổ sâm là loại thảo dược giúp kích thích tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng qua thành ruột. Vì thế, cây khổ sâm đặc biệt thích hợp cho các trường hợp bị theieus máu do kém hấp thu.

Để sửa dụng cây khổ sâm giúp bổ máu, hãy uống chiết xuất của loại thảo dược này (khoảng 1 muỗng canh) với một chút chanh 30 phút trước mỗi bữa ăn.

Đương quy

Đương quy có hàm lượng vitamin B12 cao rất tốt cho cơ thể hấp thu sắt và tạo máu. Đây là một loại thuốc thảo dược bổ máu cho phụ nữ được khuyên dùng nhiều nhất. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh đương quy có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu. Thành phần trị bệnh là chất diệp lục từ đương quy, giúp làm tăng nồng độ hemoglobin nhanh chóng và an toàn để sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

Hoàng kỳ

Trong Đông y Hoàng kỳ được xem là vị thuốc quý "ngang ngửa" nhân sâm. Hoàng kỳ có chưa nhiều loại acid amin, acid folic, vitamin P, sắt, calci, phospho... tạo điều kiện cho cơ thể dễ dàng hấp thụ sắt, bồi bổ cơ thể. Hoàng kỳ kết hợp Đương quy là bài thuốc dân gian quý giá điều trị bệnh thiếu máu được y học ngày nay công nhận và vẫn phát huy tác dụng.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể dùng hoàng kỳ để chế biến các món ăn, nấu cháo, nấu thịt hoặc thể hầm cùng thuốc bắc.

Hiện nay, bạn có thể tìm và sử dụng thuốc bổ máu chứa các loại thảo dược trên. Đặc biệt là sản phẩm chiết xuất Đương quy và Hoàng kỳ, vừa an toàn, hiệu quả, lại tiện lợi, dễ dàng sử dụng. Nên nhớ là cần có sự hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Thu Loan