Du lịch và “rác thải hậu quả sau ý thức con người”

00:00 12/10/2020

DNHN: Khắp nơi trên đảo tràn ngập “rác thải “ sau những chuyến du lịch đến trên đảo Henderson với chiều dài bãi biển  với 37 km không thiếu bất cứ một thứ gì “ chai nhưa, thủy tinh, rác, nilon, đồ dùng ..vvv vứt bừa bãi tràn lan trên hòn đảo khiến cho sự sống của động thực vật biển nơi đây gặp rất nhiều rắc rối và thậm chí chúng có thể bị “chết” nếu như mắc phải vào rác thải.

Rác thải trần ngập khắp bãi biển 

Jennifer Lavers  thuộc trường đại học Tasmania  là một trong những người bảo vệ môi trường biển cho biết rằng cô đã chứng kiến tận mắt toàn bộ bờ biển đầy rầy nhựa, rác thải, với ước tính khoảng 17 tấn rác thải nằm trên bờ biển của Henderson  có tới 68% rác ,nhựa được chôn dấu dưới cát.

Jennifer Lavers đang đi dọc bờ biển để giúp những chú rùa xanh mắc phải rác Đảo Henderson, một đảo san hô san hô ở phía nam Thái Bình Dương, chỉ là 14,5 dặm vuông (37,5 km vuông), và các thành phố gần nhất là khoảng 3.000 dặm (4.800 km).Hòn đảo, lãnh thổ của Vương quốc Anh, là nơi trú ẩn của nhiều loài bị đe doạ và những bãi biển là nơi làm tổ cho rùa xanh.

một chú rùa xanh đã mắc phải lưới trên bãi biển và đã chết 

Nhưng hoạt động của con người đã biến những hòn đảo nơi là một thiên đường nguyên sơ thành một nơi chứa đựng đầy rác thải, nơi bãi phế liệu, hơn 17 tấn rác tràn ngập khắp nơi làm cho cuộc sống hoang dã của hòn đảo bị xáo trộn và gặp nhiều nguy hiểm. Nhìn chung, mỗi mét vuông của bãi biển có hàng trăm mẩu nhựa - bao gồm cả bàn chải đánh răng, phao, lưới đánh cá cũ, túi nhựa, lọ đựng mỹ phẩm chủ yếu tràn ngập và lấn chiếm toàn bộ bãi biển. Trong bài báo của Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia có ghi lại số lượng các mảnh vụn và tỷ lệ rác thải trên đảo Henderson, hòn đảo này vốn dĩ hoang sơ và không có người ở Nam Thái Bình Dương trở nên 1 vùng “chết tràn ngập rác thải, mật độ rác thải lên đến 671,6 m2 trên bề mặt cát.”

Tất cả mọi rác thải khó phân hủy được để lại sau những chuyến du lịch của con người

Ở đây hòn đảo này xa xôi và chưa bao giờ có hoạt động “ làm sạch” bởi không có người ở, không được phụ cấp và bảo trợ của chính phủ nên nơi đây trở thành “ thiên đường rác”, các dòng hải lưu cũng là nguyên nhân mang đến những “con số rác thải” khổng lồ mỗi năm được trôi dạt vào đảo Henderson khiến cho chúng càng ngày càng nhiều rác thải hơn bất cứ khi nào. Tiến sĩ Lavers nói với tờ Daily Mail rằng bà đã nghiên cứu về các chất dẻo biển trên những hòn đảo xa xôi trong khoảng một thập kỷ "Tôi đã nhìn thấy rất nhiều rác thải trong chuyến du lịch của mình - một số nơi xa xôi nhất - nhưng đảo Henderson đứng đầu bảng xếp hạng về rác thải và con số 17 tấn rác thải sẽ còn lên mức báo động cao hơn”. Một nghiên cứu năm 1991 về ô nhiễm chất dẻo trên hai hòn đảo xa xôi khác, Ducie và Aeno trong khu vực này được mô tả là "đáng sợ " - nhưng có thể đại diện cho mức độ ô nhiễm nhựa tồn tại gần ba thập kỷ trước, nhưng con số này quá ít so với đảo Henderson đã và đang nhận lấy hậu quả. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng - với điều kiện các hòn đảo trải qua những điều kiện tương tự - từ năm 1991, mức độ rác tăng lên mỗi năm từ 7 đến 80 phần trăm. Kim Bùi/dailymailk