Doanh nhân Phạm Văn Út Người đam mê tranh nghệ thuật lá thốt nốt

00:00 12/10/2020

Bằng tâm huyết và niềm đam mê nghệ thuật, doanh nhân Phạm Văn Út đang góp phần đưa dòng tranh nghệ thuật lá thốt nốt của quê hương An Giang đến với những người yêu nghệ thuật hội họa trên khắp thế giới…

Doanh nhân Phạm Văn Út cùng Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tại sự kiện ủng hộ bức tranh "Thuận buồm suôi gió" để đấu giá từ thiện

An Giang là tỉnh có số dân đông nhất vùng miền Tây Nam bộ. Từ bao đời nay, cây thốt nốt gắn liền với cuộc sống sinh hoạt nơi đây. Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt. Thân cây có thể làm cột nhà, bàn ghế… Trái thốt nốt là nguyên liệu làm nên những món ăn dân dã, đặc sản như cơm (cùi) thốt nốt, nước thốt nốt tươi (hoặc lên men), đường tán, chè, bánh gói, bánh bò… Một sản phẩm độc đáo được làm từ cây thốt nốt ít ai nghĩ tới, đó chính là tranh nghệ thuật lá thốt nốt - một dòng sản phẩm nghệ thuật độc đáo.

 Doanh nhân Phạm Văn Út ước ao làm một điều gì đó có ích cho quê hương và quyết tâm theo đuổi nghề tranh nghệ thuật lá thốt nốt của gia đình. Công ty TNHH Minh Phú Châu do anh thành lập với mong muốn khẳng định thương hiệu tranh lá thốt nốt độc nhất vô nhị của người chú, đồng thời quảng bá dòng tranh nghệ thuật độc đáo của quê hương mình với người yêu nghệ thuật hội họa khắp nơi trên thế giới.

Chất liệu vẽ tranh lá thốt nốt là nguyên liệu đặc biệt chỉ có tại vùng Bảy Núi An Giang, lá cây phải lấy lá non của cây thốt nốt 20 năm tuổi trở lên để đảm bảo đủ độ bền và dẻo. Lá được phơi khoảng 2 tuần và xử lý kỹ trước khi ghép lên nền phẳng để vẽ tranh. Quá trình chuẩn bị nguyên liệu rất công phu và mất nhiều thời gian. Dụng cụ vẽ tranh là bút lửa (bút điện), người nghệ nhân khi đặt bút vẽ là đặt vào đó biết bao sự trân trọng với lớp nền nguyên liệu qua biết bao công sức mới tạo nên. Người nghệ nhân vẽ tranh lại càng cẩn tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo, tập trung cao độ để hoàn thành mỗi bức tranh, mỗi tác phẩm nghệ thuật làm nên niềm tự hào của quê hương mình. Khi tâm thật yên và tĩnh, người nghệ nhân mới có thể làm nên bức tranh nghệ thuật độc đáo… “Để trở thành nghệ nhân vẽ tranh nghệ thuật lá thốt nốt trước tiên phải học ghép lá thốt nốt làm nền vẽ tranh trong 6 năm, vẽ tranh phong cảnh phải học 10 năm, vẽ tranh chân dung học trong 15 năm”, doanh nhân Phạm Văn Út chia sẻ.

Doanh nhân Phạm Văn Út cùng doanh nhân Nguyễn Hoàng Sang nhận chứng nhận CERTIFICATE của Liên hiệp các hôi Unesco Việt Nam

Anh cũng thường tham gia các chương trình tài trợ và tặng tranh. Những bức tranh nghệ thuật lá thốt lốt xuất ra khỏi xưởngkhông chỉ có giá trị kinh tế, giá trị nhân văn, giúp ích được cho nhiều người mà có thể giúp cho từng gia đình, cộng đồng, tạo thêm động lực để những nghệ nhân tiếp tục cống hiến cho dòng tranh nghệ thuật lá thốt nốt mộc mạc, mang màu sắc quê hương An Giang đặc trưng. Tranh nghệ thuật lá thốt nốt ngoài vẻ đẹp về mỹ thuật, nghệ thuật còn mang vẻ đẹp nhân văn, độc đáo Được biết, tranh nghệ thuật lá thốt nốt của Công ty TNHH Minh Phú Châu có hàng ngàn tác phẩm công phu với nhiều kích cỡ, đề tài khác nhau, đã vươn ra khắp thị trường trong và ngoài nước. Với phương châm “Đồng hành cùng nhau phát triển tốt hơn”, đồng hành cùng xã hội, cùng khách hàng, cùng nhân viên, cùng quê hương và đất nước, Công ty Minh Phú Châu vẫn luôn nỗ lực cả về nhân lực, vật lực, xây dựng uy tín thương hiệu, niềm tin với khách hàng bằng những sản phẩm chất lượng và nghệ thuật.

Theo anh Út để vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật tranh lá thốt nốt, anh và những thành viên trong Công ty luôn biết ơn và trân trọng những người nông dân trồng và chăm sóc cho cây thốt nốt tới 20 năm tuổi để làm nguyên liệu sáng tác tranh, đặc biệt trân trọng những nghệ nhân dành cả tuổi thanh xuân của mình để tạo nên những tuyệt phẩm đậm đà bản sắc Việt Nam ấy.

Doanh nhân Phạm Văn Út cùng doanh nhân Nguyễn Hoàng Sang và các doanh nhân khác tại lễ hội Đền Hùng tháng 03/2019

“Tôi phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể đưa sản phẩm tranh nghệ thuật lá thốt nốt của Công ty Minh Châu đi khắp thế giới cho bạn bè biết được ở Việt Nam ngoài cảnh đẹp, con người thân thiện, còn có một dòng tranh nghệ thuật vô cùng độc đáo. Trong tương lai không xa, tôi sẽ cố gắng thực hiện một khu nghỉ dưỡng kết hợp giới thiệu sản phẩm truyền thống làng nghề, ẩm thực đặc trưng An Giang nhằm tạo công ăn việc làm, quảng bá du lịch địa phương, phát triển kinh tế, tạo điểm nhấn cho Đồng bằng sông Cửu Long với tên gọi: Khu du lịch, văn hóa, ẩm thực An Giang” - doanh nhân Phạm Văn Út chia sẻ ước mơ và hoài bão của mình.

Công TY TNHH Minh Phú Châu được thành lập ngày 20/1/2017 chuyên về các ngành nghề dịch vụ và thương mại. Trụ sở: Tầng 8 Tòa nhà VIETNAM BUSINESS CENTER 57- 59 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Thế mạnh làm nên thương hiệu Minh Phú Châu khác biệt chính là sự chuyên môn hóa trong từng bộ phận, tính trách nhiệm cao cùng những giám sát kỹ thuật làm việc nghiêm túc, cẩn thận nhằm tạo nên những sản phẩm hoàn thiện đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Một số sản phẩm tranh nghệ thuật lá thốt nốt của Công ty Minh Phú Châu:

Nguyễn Cường