Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng khoảng chờ quý giá để hội nhập TPP

00:00 12/10/2020

Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới giữa 12 nền kinh tế ở hai bờ Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

12-quoc-gia-thanh-vien Sau hơn 5 năm đàm phán , Hiệp định đã hoàn tất đàm phán vào ngày 5/10/2015, được ký chính thức ngày 4/2/2016 và dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Với phạm vi cam kết rộng, mức độ tự do hóa sâu, TPP chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ thể chế kinh tế, cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. TPP là gì? Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), mặc dù tên gọi của TPP không thể hiện rõ chữ FTA như một số FTA khác của Việt Nam (FTA Việt Nam - EU, FTA Việt Nam - Hàn Quốc…) TPP được biết đến như một FTA đặc biệt, một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao. Lý do, bởi đây là FTA có mức độ cam kết tự do cao nhất, với phạm vi bao trùm nhiều lĩnh vực nhất không chỉ đối với Việt Nam mà đối với tất cả các nước thành viên. Văn kiện đàm phán đầy đủ của TPP bao gồm 30 chương, với gần 6.000 trang văn bản (Tiếng Anh) , cho thấy đây là Hiệp định có khối lượng cam kết lớn nhất, phức tạp nhất mà Việt Nam từng có cho tới thời điểm hiện tại. Việc tìm hiểu và tận dụng được các cam kết này là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nội dung văn kiện TPP bao trùm rất nhiều vấn đề, từ các vấn đề thương mại truyền thống (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…) đến các vấn đề thương mại chưa được hoặc ít được đề cập trong các FTA (mua sắm công, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước…) và các vấn đề khác có liên quan đến thương mại (lao động, môi trường…). Hiện TPP bao gồm 12 thành viên gồm: Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Sinhgapo, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Tuy nhiên TPP là một Hiệp định mở và vẫn có thể kết nạp thêm các thành viên mới trong tương lai. Tiếp theo của TPP sẽ là gì? TPP kết thức đàm phán ngày 5/10/2015, được ký kết này 4/2/2016 và hiện tại các nước TPP đang tiến hành rà soát pháp lý văn bản Hiệp định (chuẩn xác nội dung, chỉnh sửa, thống nhất câu chữ, tiến hành dịch thuật…) phục vụ cho các bước đi tiếp theo. Cụ thể: + Các nước TPP sẽ phải hoàn tất thủ tục pháp lý nội bộ để phê chuẩn thông qua các nội dung Hiệp định. Trên thực tế, TPP là một Hiệp định lớn động chạm tới hệ thống pháp lý của các nước TPP. Do đó, hầu như các nước đều yêu cầu phê chuẩn của Quốc hội - Nghị viện đối với các nội dung văn kiện mà Chính phủ các nước TPP đã đàm phán. + Cuối cùng mới là bước chính thức có hiệu lực TTP theo các cách thức và điều kiện cụ thể quy định tại văn bản của Hiệp định. Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý TPP không phải là FTA đầu tiên mà Việt Nam tham gia, TPP cũng không phải  FTA thế hệ mới duy nhất Việt Nam tham gia mà Việt Nam đã hoàn tất đàm phán và ký kết tính đến thời điểm này. Tuy nhiên với việc có 2 trong số 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới (gồm Hoa Kỳ và Nhật Bản), tạo ra thị trường rộng lớn với hơn 800 triệu dân, GDP tổng cộng của 12 nước chiếm 40% GDP của thế giới và lưu lượng giao dịch hàng hóa chiếm 30% thương mại toàn cầu. TPP được dự báo sẽ là FTA có tác động lớn nhất tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai gần. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh ở Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ các cam kết trong TPP. Trong thời gian này, TPP chưa có hiệu lực và các nước thành viên TPP cũng như doanh nghiệp đều chưa phải thực hiện cam kết trong TPP. Do vậy, đây là khoảng thời gian quan trọng để doanh nghiệp có thể chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể tận dụng cơ hội cũng như sẵn sàng cạnh tranh TPP ngay khi Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh ở Việt Nam cần chú ý tìm hiểu về TPP, ít nhất là các cam kết ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó, có sự chuẩn bị thích hợp, cụ thể để tận dụng các cơ hội về thị trường, thể chế cũng như vượt qua các thách thức cạnh tranh mà TPP tạo ra. Ví dụ, để được hưởng ưu đãi thuế quan trong TPP, hàng hóa sản xuất ra phải đáp ứng quy tắc về xuất xứ  và doanh nghiệp có thể phải điều chỉnh dây truyền sản xuất, thiết lập nguồn cung nguyên liệu mới để đáp ứng quy tắc này cũng như tìm kiếm các khách hàng tại các thị trường trong TPP. Những việc này đều cần thời gian, thậm chí là khá dài . Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị ngay từ bây giờ để tận dụng khoảng chờ quý giá có một không hai này trước khi hội nhập sâu rộng vào TPP. Bài và ảnh: Anh Đức (Văn phòng Đại diện phía Nam)