Doanh nghiệp không thể mặc mãi một chiếc áo chật

00:00 12/10/2020

Tổng Công ty 36 bồi dưỡng kiến thức pháp luật về cổ phần hóa cho cán bộ, công nhân viên, người lao động. Ảnh: TRẦN QUYẾT Tổng công ty 36 là doanh nghiệp (DN) quân đội đầu tiên cổ phần hóa (CPH) công ty mẹ theo đúng lộ trình, nghiêm túc và chặt chẽ. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện một số thông tin trái chiều cho rằng quá trình CPH còn thiếu minh bạch. Để làm rõ vấn đề này, PV Báo Lao Động đã trao đổi với ông Nguyễn Hồng Lợi - Chủ nhiệm chính trị Tổng Công ty 36.
Có thông tin cho rằng, TCty hiện đang tồn tại nhiều khoản nợ. Cụ thể, trong năm 2011, tổng nợ cao gấp 5,4 lần vốn chủ sở hữu, đỉnh điểm là quý II/2015 gấp 9,2 lần. Trong khi đó, Thông tư 242 (năm 2009) của Bộ Tài chính quy định, DN 100% vốn nhà nước không được để tỉ lệ nợ trên 3% vốn chủ sở hữu. Ông có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
- Các khoản nợ vượt quá quy định so với vốn chủ sở hữu thực chất là do đầu tư 2 dự án BOT Quốc lộ 19 và Quốc lộ 6. Đây đều là 2 dự án “xương”, mang tính chất quốc phòng an ninh nên TCty tiên phong thực hiện. Đơn cử như dự án Quốc lộ 19 là dự án là huyết mạch từ Bình Định đi lên Pleiku (Gia Lai) để giao thương phát triển hàng hóa. Chính vì vậy 2 dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng đặc cách cho đầu tư. Tổng mức đầu tư của 2 dự án gần 4.000 tỉ nên bắt buộc có sự vượt quy định về vốn chủ sở hữu và đây là lý do thực tế. Bên cạnh đó, con số 9,2 lần trong quý II/2015 là chưa chuẩn xác vì nếu lấy tổng vay ngắn và dài hạn chia cho vốn chủ sở hữu tại thời điểm này chỉ gấp khoảng 5 lần. Khi nhà nước không đủ nguồn lực rót vốn chủ sở hữu, DN cũng không thể mặc mãi một chiếc áo chật trong khi cơ thể ngày càng phát triển được. Chính vì vậy, DN phải tiên phong CPH để huy động nguồn lực từ các cổ đông, tăng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ để đầu tư các dự án. Ông có nhận định gì về thông tin “con số tổng tài sản của TCty liên tục thay đổi, khi 2.000 tỉ đồng, khi hơn 5.000 tỉ đồng nhưng khi CPH, tổng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại DN đạt hơn 329,3 tỉ đồng, vốn điều lệ còn 430 tỉ đồng, có nguy cơ thất thoát tài sản Nhà nước. Việc lựa chọn hai Cty cổ đông chiến lược, Hội đồng quản trị chưa hợp lý”…? - Tổng tài sản của DN bao gồm cả toàn bộ tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, đương nhiên phải lớn hơn vốn chủ sở hữu nhiều lần, thay đổi liên tục do làm ăn có hiệu quả. Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược hay quyết định tỉ lệ cổ phần trong DN khi CPH đều được Chính phủ quyết định. Dựa trên các căn cứ thẩm định, Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng có tờ trình đề nghị lên Thủ tướng về tỉ lệ cổ phần và các nhà đầu tư chiến lược. Tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo Nghị định 59 của Chính phủ và năng lực thực tế của các nhà đầu tư. Sau khi Bộ Tài chính, Bộ KHĐT thẩm định, kết hợp tờ trình của Bộ Quốc phòng, Thủ tướng đã chính thức phê duyệt chính thức tại Quyết định số 280. Có thông tin cho rằng, trong số 7,79% cổ phần bán cho CBCNV, một số nhân sự chủ chốt của TCty đã mua phần lớn cổ phần bán ra. Chính vì vậy, nhiều người lo ngại số cổ phần nắm giữ có khả năng vượt xa số cổ phần của Nhà nước là 40%. Thông tin này có chính xác không thưa ông? - Tỉ lệ cơ cấu cổ phần bán ra cũng do Thủ tướng phê duyệt theo Nghị định 59. Cụ thể, nhà nước không chi phối và chỉ nắm 40% tương ứng với 172 tỉ. Còn còn cổ đông và CBCNV sẽ nắm 60% tương đương với vốn điều lệ 430 tỉ là 258 tỉ. Trong số 60% này, cổ đông chiến lược nắm 42,21%, IPO lên sàn là 10%, còn lại 7,79% là dành cho người lao động. Thông tin các nhân sự chủ chốt của TCty nắm áp đảo cổ phần dành cho người lao động là thông tin bịa đặt, sai sự thật. Theo khoản 1, khoản 2, điều 48, Nghị định 59, người lao động được mua cổ phần theo tỉ lệ nhất định căn cứ số năm đã công tác. Việc mua cổ phần của TCty được căn cứ theo đúng quy định và đăng tải cụ thể trên website về tỉ lệ cổ phần của từng người. Tại sao khi CPH, TCty không đưa đất trụ sở vào định giá tài sản? - Đất của TCty là đất quốc phòng an ninh, theo nguyên tắc không được sử dụng làm gì khác ngoài trụ sở đóng quân, chính vì vậy cũng không được chuyển đổi mục đích sử dụng hay định giá. DN quốc phòng được hưởng 100% quyền lợi về đất đai nhưng khi bắt đầu bàn giao sang mô hình CTCP từ 30.6, TCty bắt đầu phải thuê đất và sẽ định giá đất theo đúng quy định của Nhà nước để làm hợp đồng. Vậy định hướng phát triển của TCty trong thời gian sắp tới là gì? - Việc định hướng chiến lược của TCty gắn với phương châm: Giữ vững ổn định và phát triển bền vững, không phát triển nóng về nhân sự cũng như sản xuất kinh doanh… Bên cạnh đó, sắp tới Tcty cũng chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh từ nhà thầu sang nhà đầu tư với nhiều dự án trọng điểm tại Lê Trọng Tấn, Định Công, Chùa Bộc, Hồ Tây… Theo đó, để đáp ứng yêu cầu đầu tư các dự án, TCty buộc phải tăng vốn điều lệ từ 430 tỉ đồng lên 1.000 tỉ đồng bằng bằng việc huy động nguồn lực từ các cổ đông hiện tại. Gần như đến nay lộ trình đã chuẩn bị xong và đang chờ phê duyệt chính thức từ Bộ Quốc phòng. - Xin cảm ơn ông! (Theo laodong.com.vn)