Doanh nghiệp đánh giá về môi trường kinh doanh năm 2018

00:00 12/10/2020

Nhân dịp đầu năm mới 2019, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập đã ghi nhận ý kiến đánh giá về "Môi trường kinh doanh Việt Nam 2018" của lãnh đạo một số Hiệp hội, hội doanh nghiệp, ngành nghề thảo luận về chiến lược đảm bảo tăng trưởng bền vững thông qua môi trường kinh doanh có nhiều thuận lợi... qua những câu chuyện có thật và kinh nghiệm của doanh nghiệp. Đồng thời, Diễn đàn cũng tìm kiếm tầm nhìn về cách xây dựng môi trường tốt nhất nhằm phát triển kinh tế tư nhân và đóng góp nhằm hướng tới một xã hội ổn định và tốt đẹp hơn.

Tiếp đà tăng trưởng của năm 2017, năm 2018 nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trong đó có ngành dịch vụ logistics. Chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 11chỉ tiêu kinh tế được Quốc hội giao. GDP vượt chỉ tiêu 6,7 % . 11 tháng đầu năm 2018, xuất nhập khẩu tăng cao, đạt 440 tỷ Mỹ kim, xuất siêu 7,4 tỷ Mỹ kim. Ngành dịch vụ logistics tăng khoảng từ 12-14% và có những bước tiến rõ rệt, cụ thể với việc tăng 25 bậc theo bảng xếp hạng LPI quốc tế của World Bank, lên vị trí số 39/160, đứng thứ 3 ASEAN và đứng đầu trong các thị trường mới nổi;

Đạt được kết quả khả quan đó trước hết có chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh được cải thiện rõ nét.

Chỉ nói riêng Ngảnh dịch vụ logistics đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của  Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể sau khi có Quyết định 200/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, một loạt các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã được ban hành nhằm hòan thiện khung pháp lý về dịch vụ logistics, qua đó tạo thuận lợi cho kinh doanh. Trong đó nổi bật là Nghị định 163/2017/NĐ ngày 30/12/2017 có hiệu lực ngày 20/2/2018 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, Nghị quyết 19-2018 ngày 15/5/2018 về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo và Chỉ thị 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 18/7/2018 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phi logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị logistics toàn quốc (16/4/2018), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho các Bộ, ngành liên quan cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính, cơ chế quản lý và kiểm tra chuyên ngành được thúc đẩy mạnh mẽ, đã từng bước chuyển sang hình thức quản lý rủi ro, hậu kiểm. Sự nỗ lực và quyết tâm triển khai của các bộ ngành trên cơ chế một cửa quốc gia NSW như Tài chính - Hải quan, GTVT, Công thương, KH&CN, NN&PTNT... Dự kiến đến hết 2018 cắt giảm 196 thủ tục, đạt 78% trên tổng số 251 thủ tục hành chính theo đề xuất của các bộ ngành. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực 1/1/2018 đã bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp SME, như những dự án về đào tạo được triển khai bởi Tổng cục dạy nghề… 

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại, khó khăn cần được tháo gỡ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Đó là thủ tục hành chính, thời gian thông quan còn dài; đó là việc cải thiện tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam. Theo cổng thông tin Thương mại Việt Nam (Vietnamtradeportal.gov.vn), tính đến hết tháng 8/2018 Việt Nam vẫn còn 402 biện pháp phi thuế quan, cao hơn nhiều so với các nước ASEAN 4.  Các thủ tục phi thuế quan đã góp phần làm tăng chi phí logistics, kinh doanh.

Đối với ngành dịch vụ logistics, việc thực hiện những cải cách còn chưa đồng bộ, việc thực hiện trên thực tế còn một số khó khăn, như một số các quy định chưa nhất quán trong việc phục phí vận tải vào trị giá hải quan, đến nay đã được giải quyết nhưng chưa thật triệt để. Việc tính thuế nhà thầu cho hàng gửi kho ngoại quan để đưa vào nội địa chưa được giải quyết.Về góc độ thương mại điện tử, các quy định hiện hành hạn chế sự phát triển của logistics cho thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tewr xuyên biên giới… 

Sang năm 2019, Chính phủ cần có thêm các biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trước hết các Bộ, ngành cần quán triệt tinh thần của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết: giảm thời gian kiểm tra chuyên ngành, qua đó kéo giảm thời gian hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tiệm cận với các nước ASEAN 4; tăng cường biện pháp hậu kiểm, quản lý rủi ro; cắt giảm các biện pháp phi thuê quan; cải thiện tính thân thiện của các cán bộ, công chức trong quan hệ với Doanh nghiệp…Ngoài ra đối với danh nghiệp dịch vụ logistics cần có sự hỗ trợ thực chất của Bộ, ngành đến việc phát triển năng lực của ngành dịch vụ logistics, cụ thể như trong vấn đề kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại dịch vụ mở rộng thị trường nước ngoài, ứng dụng công nghệ logistics và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và sáng tạo. 

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp rất cần một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, rất cần được các cấp các ngành quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện để hoạt động. Thế nhưng, trong quá trình làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng trong năm 2018 vừa qua của Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh BR-VT, chúng tôi thấy rằng doanh nghiệp vẫn còn rất lúng túng khi tiếp cận các chính sách kinh tế xã hội, đặc biệt là vấn đề vốn vay.

Năm 2018, các cấp ngành đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, hội thoại giữa doanh nghiệp và cơ quan chức năng. Những vấn đề các doanh nghiệp đưa ra đều được các cấp ngành nhận giải quyết. Thế nhưng thật ra không giải quyết được gốc rễ của các vấn đề. Chẳng hạn, về vấn đề vốn, hầu như các doanh nghiệp bế tắc khi tiếp cận nguồn vốn vì phải đáp ứng đủ các thủ tục cần thiết. Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ mới đi vào hoạt động cũng vậy, có rất nhiều chính sách hỗ trợ từ các nguồn kế hoạch đầu tư, khoa học công nghệ… nhưng việc tiếp cận rất khó vì doanh nghiệp thiếu thông tin và không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện hỗ trợ.

Việc phối hợp giữa các ngành cũng chưa tốt nên doanh nghiệp phải đi nhiều cửa, nhiều nơi. Có nhiều chính sách mà ngành chủ quản của doanh nghiệp lại không hướng dẫn đầy đủ bằng ngành khác. Vì thế, doanh nghiệp bị chi phối nhiều đầu mối và không biết phải đi như thế nào cho ngắn, cho đơn giản và hiệu quả.

Môi trường kinh doanh không phải là con số mà là cả quá trình, vì nếu tính từng năm một thì rất khó nhưng người ta có những tiêu chí để đánh giá.

MTKD hết năm 2018 không có biến đổi gì lớn, nó vẫn tiếp diễn của những năm trước, chúng ta không có cái gì làm tốt hơn nhiều và những cái gì làm xấu đi nhiều của MTKD. Rõ ràng vận hội để KD đặt ra là có những cái đổi mới. Hiện nay như tôi biết Chính phủ sắp sửa đang ra Nghị quyết 1,2. Trong  đó NQ số 2 là MTKD, tôi cho rằng đó là cơ hội.

Về Ngành hàng thủ công mỹ nghệ: Thủ công mỹ nghệ là một ngành có nhiều lợi thế của Việt Nam, với bề dày truyền thống, với sản phẩm của nhiều làng nghề đã được khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy được thế mạnh của mình.Theo tôi một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sự hạn chế về năng lực lãnh đạo, đặc biệt là năng lực đổi mới và khuyến khích sự đổi mới sáng tạo của các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp trong ngành. 

Nhất là nhu cầu của XH ngày càng tăng lên trong CMCN 4.0 thì những sản phẩm làm thủ công có những cơ hội vì người ta sẽ tràn ngập những cái làm bằng dây truyền những cái handmade là chưa có thì đây là cơ hội của ngành thủ công mỹ nghệ nhưng nó là  thách thức vì yêu cầu của xã hội bây giờ tinh túy hơn xưa rất nhiều thì phải làm sao những cái cũ tiếp cận được những cái mới.

Hiện nay, đầu tư trang thiết bị các làng nghề nhỏ lẻ và đặc biệt là môi trường nếu không quan tâm đến môi trường thì làng nghề sẽ mất và với đà phát triển và môi trường kinh doanh như những năm vừa rồi chúng ta có thuận lợi đó là nâng điểm cho các làng nghề thì nó sẽ là hạn chế trong tương lai tức là anh sản xuất càng nhiều thì môi trường càng bị tác động mà môi trường ở làng nghề có những cái không giải quyết nổi bởi làng nghề đang bị phân tán, thì có một động tác rất cơ học mà Chính phủ nhiều năm mới làm được đề nghị tách những nghề gây ô nhiễm sang một khu khác tức là quy hoạch lại thành các khu công nghiệp tập trung chính khu công nghiệp tập trung đang hại làng nghề…

Chúng ta đã đau xót chứng kiến cảnh Khaisilk dùng lụa Trung Quốc để bán, chúng ta không thể trách móc họ vì điều này là kinh doanh tự do DN có quyền làm nhưng cái sai là anh không được quyền nói hàng Trung Quốc là hàng Việt Nam…

Người ta thấy lợi thì mới kinh doanh chứ không chất xám người ta sẽ đi làm thuê rất nhiều người suy nghĩ đi làm thuê không muốn làm chủ thì tôi nghĩ tinh thần này cho vào làng nghề rất thích hợp ở làng nghề họ rất muốn làm chủ vì tư tưởng làm chủ cái nhỏ, người ta làm chủ gia đình người ta thôi, thương hiệu gia đình họ… thì trong thời đại mới còn thích hợp hay không thì khó nói…

Để làng nghề thủ công mỹ nghệ phát triển thì năm 2019 phương châm của chúng tôi là: Kết nối cộng đồng làng nghề, bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch, hội nhập quốc tế.

Năm 2018, Việt Nam đã có những động thái tích cực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đó là quyết tâm xây dựng một Chính phủ hoạt động, kiến tạo, liêm chính. Ngoài ra, Chính phủ đã tích cực cho tổ chức một số diễn đàn và trực tiếp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giam gia đối thoại cùng doanh nghiệp để biết và tháo gỡ khó khăn. Chính phủ cũng đã ban hành một số Nghị quyết như nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…

Tuy vậy nhưng thực tế môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế.  Về chính sách nói chung còn thiếu nhất quán, còn chồng chéo giữa các Bộ, ngành, địa phương… Và thực thi không hiệu quả, còn nhiều rào cản. Việc đối xử với các thành phần kinh tế chưa công bằng. Cụ thể giữa doanh nghiệp nhà nước thường được ưu tiên hơn doanh nghiệp tư nhân. Chính sách tăng lương tối thiểu, thuê đất, thuế, bảo hiểm hay nhiều chi phí khác cũng đang là gánh nặng khá lớn so với lãi mà doanh nghiệp có được, ảnh hưởng đến việc tái đầu tư phát triển. Vấn đề tiếp cận nguồn vốn ngân hàng rất khó khăn, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

22 năm có mặt trên thị trường dầu mỡ nhờn Việt Nam, App đã và đang khẳng định thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng Việt Nam. Một số sản phẩm của App có được uy tín trên thị trường là dầu phanh App Dot 3, dầu động cơ và mỡ bôi trơn Lisa. Các dòng sản phẩm của App có thể sử dụng thay thế các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài như dòng dầu động cơ, dầu thủy lực, dầu truyền động, nhũ gia công kim loại và mỡ bôi trơn. Hiện tại mỡ bôi trơn của App đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng của thị trường Nhật Bản, sắp tới sẽ là các loại dầu động cơ được xuất cho các công ty Nhật Bản.

Năm 2017 và 2018 là thời điểm khó khăn của thị trường dầu mỡ nhờn Việt Nam, giá nguyên liệu tăng cao nhưng giá bán sản phẩm không điều chỉnh tăng do chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt từ nhiều nhãn hàng mới được nhập khẩu từ các nước trong khối Asean về Việt Nam không phải chịu thuế nhập khẩu trong khi các công ty sản xuất dầu mỡ bôi trơn trong nước phải chịu thuế nhập khẩu nguyên liệu 5%. Sự chênh lệch về thuế mang sự bất lợi rất lớn đối với các công ty sản xuất trong nước. Ngoài ra, thị trường dầu mỡ nhơn trong nước chưa có sự quản lý chặt chẽ đối với chất lượng sản phẩm đang có mặt trên thị trường, nhiều sản phẩm thương hiệu nội địa mới có mặt trên thị trường với giá bán thấp nhưng chất lượng không đảm bảo, nhiều khách hàng đã bị lỗi hỏng thiết bị khi sử dụng phải những sản phẩm này. Thiếu sự quản lý nên khách hàng buộc phải trở thành người tiêu dùng thông minh để bảo vệ mình.

Để thị trường dầu mỡ bôi trơn có sự phát triển bền vững cần  tạo được sự cạnh tranh công bằng đối với thị trường dầu mỡ bôi trơn, nhà nước có thể xem xét điều chỉnh thuế nhập nguyên liệu để khuyến khích sản xuất trong nước, đồng thời phải có bộ máy quản lý và giám sát thị trường để kiểm soát các sản phẩm đang có mặt trên thị trường và xử lý các công ty sản xuất các sản phẩm không đạt chất lượng. Thêm vào đó việc phổ biến kiến thức sử dụng dầu mỡ bôi trơn trên các kênh truyền thông đại chúng cũng rất cần thiết để người tiêu dùng ngày càng thông minh, lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Nhìn về tổng thể, năm vừa qua có rất nhiều thuận lợi như thị trường tài chính ổn định nhất là có nhiều chính sách hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp để cộng đồng doanh nghiệp có những thuận lợi  thực hiện những kế hoạch, công việc, ngành nghề của mình. Việt Nam hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tạo điều kiện cho hàng hóa nhất là nông sản và hàng tiêu dùng của doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước sản xuất ra có cơ hội điều kiện tiêu thụ tốt hơn nhất là mặt hàng nông sản như : Thịt, rau, củ, quả, đặc biệt là lương thực bán được với giá rất cao, giá lương thực năm nay so với mọi năm tăng cao khoảng 15 - 20 %, ngành xuất khẩu nông sản tăng trưởng  20 % - 30 % so với những năm trước.

Tuy nhiên, về MTKD của DN thì cái khó khăn là muôn thuở như : biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp rơi vào cuồng quay vòng xoáy tài chính, khó khăn trong việc tiếp cận vốn; tình trạng tham nhũng nhân viên trong các cơ quan nhà nước; vẫn còn cơ chế bảo hộ, chú trọng khu vực nhà nước; thủ tục hành chính phức tạp; đặc biệt chính sách thuế (với các loại phí chồng chéo đã tạo nên một gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp) đang bức tử doanh nghiệp… Nói chung là khó khăn chồng chất khó khăn.

Nhóm PV