Dinh dưỡng phòng bệnh ung thư hiệu quả

00:00 12/10/2020

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải là không có cách điều trị, phòng ngừa. Thực tế cho thấy, một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý và khoa học hoàn toàn có thể phòng bệnh ung thư một cách hiệu quả. can-benh-ung-thu Mỗi năm Việt Nam có 75.000 người chết vì ung thư Thống kê được đưa ra tại hội thảo khoa học "Ung bướu quốc gia" lần thứ VII diễn ra ngày 25/10/2013 cho biết ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 150.000 người mới mắc ung thư và 75.000 người tử vong vì căn bệnh này. Tại Bệnh viện K, bệnh nhân đến bệnh viện năm sau lại cao hơn năm trước từ 20-30%. Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Lý do hàng đầu là yếu tố nguy cơ gây bệnh, với hơn 80% là do môi trường bên ngoài, trong đó, riêng hút thuốc đã chiếm đến trên 30% trong tổng số nguyên nhân gây ra các loại ung thư ở người. Chế độ dinh dưỡng ít rau quả, nhiều thịt, mỡ động vật, thừa đạm và đặc biệt thức ăn có chứa chất bảo quản thực phẩm cũng là nguyên nhân quan trọng để gây bệnh. Ngoài ra, các nguyên nhân khác là làm việc trong môi trường độc hại, tuổi thọ tăng cao, người dân có ý thức cao hơn qua tuyên truyền phòng chống ung thư nên đi khám nhiều hơn, thiết bị khám hiện đại hơn, qua đó tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn. Ung thư - phòng bệnh hơn chữa bệnh Nguyên tắc “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” rất phù hợp với bệnh ung thư. Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa, trong đó cách phòng ngừa mà chúng ta có thể chủ động nhất và dễ thực hiện nhất là chế độ dinh dưỡng.  Chế độ dinh dưỡng phòng chống ung thư bao gồm việc hạn chế hút thuốc lá, rượu, bia; hạn chế sử dụng các chất kích thích; tránh hoặc giảm ăn các thực phẩm chứa nguy cơ gây ung thư: các món nướng, chiên, giảm ăn chất béo động vật,... năng ăn đồ luộc và dầu thực vật, nên mua các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; chế độ dinh dưỡng hợp lý cân bằng, chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất. Khi cơ thể bạn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh sẽ làm tăng sức đề kháng với các tế bào ung thư; nên bổ sung các thực phẩm phòng chống ung thư: bơ, cải xanh, bắp cải, đu đủ, dứa, tỏi, hành, khoai lang, đậu phụ, cà chua, súp lơ, táo, nho, cam và trái cây thuộc họ cam có chứa các thành phần có khả năng “chiến đấu” với tế bào gây ung thư.  Ngoài ra, bạn nên bổ sung thường xuyên các chế phẩm chống ung thư, tăng cường miễn dịch. Phòng chống ung thư hiệu quả bằng dầu gấc Các nhà khoa học khám phá ra những tác dụng chống oxy hóa của carotenoid vào năm 1968, và chỉ 2 năm sau các nhà nghiên cứu tìm ra rằng nhiều bệnh nhân ung thư có mức độ carotenoid thấp trong máu của họ. Các nghiên cứu hiện nay cũng chỉ ra rằng carotenoid kích thích hệ miễn dịch bằng cách hoạt hóa những tế bào tiêu diệt tự nhiên, giết chết các tế bào ung thư và một số tế bào bị nhiễm virut. Hai carotenoid, beta-caroten và lycopen, thu hút nhiều sự chú ý trong lĩnh vực nghiên cứu phòng chống ung thư. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng lycopen có hoạt động chống ôxy hóa cao nhất trong tất cả các carotenoid. Lycopen ăn một loại gốc tự do. Giảm hủy hoại tế bào do stress ôxy hóa bằng cách ăn thêm những thực phẩm giàu lycopen có thể giảm nguy cơ mắc những loại bệnh ung thư nhất định. Một lý thuyết khác về tính chất chống ung thư của lycopen bao gồm tế bào không thông tin được cho nhau. Những nghiên cứu cho thấy sự liên lạc của tế bào không thực hiện được có thể là nguyên nhân gây ra sự phát triển quá nhanh của tế bào và cuối cùng gây ra ung thư. Những nghiên cứu khác cho thấy lycopen có thể ngăn ảnh hưởng của những chất sinh ung thư nhất định, ngăn hủy hoại tế bào, và ngăn sự phân chia tế bào không kiểm soát được trước khi nó bắt đầu. Beta-caroten từ lâu đã được nghiên cứu về tác dụng phòng chống một số loại ung thư. Một nghiên cứu tại Đại học Yale cho thấy nguy cơ ung thư phổi giảm đi đáng kể ở những phụ nữ và nam giới ăn nhiều rau quả giàu beta-caroten. Đáng chú ý là trong một nghiên cứu số tháng 11, năm 2002 của Báo Sinh học, Công nghệ sinh học và Sinh hoá học, các nhà nghiên cứu từ Phòng Thí nghiệm màu thực phẩm của San-Ei Gen F.F.I Inc, ở Osaka, Nhật Bản đã phân tích và đo lượng carotenoid trong gấc, bao gồm beta-caroten, lycopen, zeaxanthin và beta-cryptoxanthin khi sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp, họ đã phát hiện ra rằng sự tập trung lycopen trong màng đỏ quả gấc nhiều hơn gấp khoảng 10 lần các loại rau quả khác có chứa lycopen. Họ kết luận rằng gấc “Có thể là một nguồn lycopen có giá trị mới.” Để người tiêu dùng có cơ hội hấp thụ được hàm lượng beta-caroten, lycopen cao trong gấc, BS Nguyễn Công Suất và các cộng sự ở Công ty chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam đã chiết xuất thành công dầu gấc viên nang VINAGA và Dầu gấc Việt Nam G8. Vì vậy, để tăng cường khả năng phòng chống ung thư cho cơ thể, phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng dầu gấc viên nang VINAGA để uống hàng ngày. Bên cạnh đó, với khả năng kết hợp chế biến của các bà nội trợ, có một cách khác là sử dụng Dầu gấc Việt Nam G8 để nấu xôi và các món ăn thông dụng hàng ngày như trứng đúc dầu gấc, cá rán dầu gấc, cơm dầu gấc cuộn rong biển, sườn xào dầu gấc, cơm rang dầu gấc… Việc sử dụng Dầu gấc Việt Nam G8 như một phụ gia thực phẩm không chỉ giúp cơ thể hấp thụ hàm lượng lượng beta-caroten, lycopen một cách tối đa, phòng chống ung thư, mà còn giúp tạo nên nhiều món ăn vừa có hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa giầu màu sắc, kích thích khẩu vị.

(PV - nguồn: DNHN số tháng 12/2015)