Dệt may Việt Nam và “tâm bão” thương mại Mỹ - Trung

00:00 12/10/2020

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tiếp tục mang đến cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam.

Mặc dù lạc quan, nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn bày tỏ sự lo ngại liên quan đến vấn đề tỷ giá, thị trường tiêu thụ nội địa và nguồn cung nguyên phụ liệu

Hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ hiện đang chịu mức thuế từ 8-10%. Bởi vậy, BVSC cho rằng, ngành dệt may của Việt Nam là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhờ hai khía cạnh.

Cơ hội song hành cùng thách thức

Theo BVSC, ngành dệt may sẽ được hưởng lợi một số điểm sau đây từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung: Thứ nhất, đồng Nhân dân tệ (CNY) mất giá mạnh so với USD, qua đó CNY cũng mất giá so với VND giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày với giá rẻ hơn.

Thứ hai, các ngành này của Việt Nam có thể lấy thêm được thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn. Tuy vậy, quá trình hưởng lợi cũng sẽ diễn ra với quy mô vừa phải và từ từ.

Nhiều năm nay, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam. Số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho thấy, trong 31 tỷ USD giá trị xuất khẩu ngành dệt may thực hiện được trong năm 2017, thì xuất khẩu sang Mỹ đạt 12,8 tỷ USD, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Dự báo, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong năm nay có thể đạt từ 13,8 - 14 tỷ USD. 

Tuy nhiên, đánh giá tác động của việc này, nhiều doanh nghiệp dệt may niêm yết cho rằng, cơ hội và thách thức cùng song hành. Theo ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch HĐQT CTCP Sợi Thế Kỷ (STK), cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang gây tác động tiêu cực cho kinh tế thế giới. Một khi cuộc chiến này kéo dài sẽ kéo theo những thay đổi về chính sách tỷ giá, lãi suất... của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, chuỗi cung ứng, cung cầu hàng hóa sẽ phải tái cơ cấu lại, điều này sẽ tác động lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam.

“Chúng tôi giữ quan điểm thận trọng và theo dõi sát sao sự kiện này trong những tháng tiếp theo. Việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang có khả năng làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ toàn cầu, từ đó ảnh hưởng tới tất cả các thành viên trên thị trường", ông Hòa nói.

Trên thực tế, xu hướng các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam đã diễn ra trong những năm gần đây và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đẩy tốc độ dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam nhanh hơn.

Dù lạc quan nhưng vẫn lo ngại

Theo số liệu của OTEXA, trong giai đoạn 2013-2018, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tăng cả về khối lượng lẫn giá trị, trong khi thị phần của Trung Quốc liên tục sụt giảm. Ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT CTCP Dệt may đầu tư thương mại Thành Công (TCM) cho rằng, trước mắt, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa ảnh hưởng nhiều tới ngành dệt may Việt Nam nói chung và TCM nói riêng. Nếu có, sẽ theo hướng tích cực, giúp gia tăng sức cạnh tranh cho ngành dệt may Việt Nam.

Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT CTCP Sản xuất thương mại May Sài Gòn (GMC) cho biết, hiện dệt may Việt Nam chưa nằm trong danh mục hàng hóa bị áp thuế quan bảo hộ cao của Mỹ và Trung Quốc, nên chưa bị tác động nhiều. "Trong 6 tháng đầu năm 2018, số lượng đơn hàng của GMC tăng 20% so với cùng kỳ (đơn hàng đã ký trước từ giữa năm 2017)", ông Hùng nói.

Mặc dù lạc quan, nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn bày tỏ sự lo ngại liên quan đến vấn đề tỷ giá, thị trường tiêu thụ nội địa và nguồn cung nguyên phụ liệu. Liên quan đến tỷ giá, ông Hùng cho biết, khi tỷ giá tăng sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp có nợ vay bằng USD như TCM. Do đó, TCM luôn theo sát sự biến động của tỷ giá.

"Hàng tháng, TCM đều có trích lập dự phòng biến động tỷ giá. Kế hoạch năm 2018 được TCM xây dựng dựa trên dự báo tỷ giá tăng 3%. Với diễn biến hiện tại, sự biến động của tỷ giá vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Công ty", ông Hùng cho hay.

Ngược lại, là doanh nghiệp xuất khẩu 100%, GMC có phần được hưởng lợi khi đồng USD tăng giá. Dẫu vậy, theo ông Hùng, CNY giảm giá mạnh cũng sẽ tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Trung Quốc. Điều này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết.

"Chẳng hạn, với thị trường EU, hàng dệt may Việt Nam bị đánh thuế trung bình 9%, nhưng việc CNY mất giá 3% sẽ khiến sản phẩm của Việt Nam không nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với sản phẩm của Trung Quốc", ông Hùng nêu dẫn chứng.

Về thị trường tiêu thụ nội địa, theo ông Hùng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang cũng sẽ khiến khả năng tiêu thụ nội địa hàng may mặc của Việt Nam bị ảnh hưởng, bởi hàng may mặc Trung Quốc khi bị áp thuế cao tại Mỹ sẽ chuyển hướng và tràn về Việt Nam nhiều hơn.

"Trước thực tế trên, các cơ quan quản lý cần gia tăng giám sát, tránh trường hợp các doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ. Nếu điều này xảy ra tràn lan, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi cơ quan chức năng Mỹ tiến hành điều tra",ông Hùng cảnh báo.

Về nguồn cung nguyên liệu, theo ông Hòa, việc ngành may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nguyên phụ liệu của Trung Quốc được nhìn nhận gây bất lợi cho sự phát triển của các ngành sợi, dệt, may của Việt Nam, nhất là khi các FTA mà Việt Nam đã ký kết như EVFTA, CPTPP... đều yêu cầu nguyên phụ liệu không xuất xứ từ Trung Quốc.

Cũng theo ông Hòa, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang và kéo dài, thì các nhà nhập khẩu từ Mỹ cũng sẽ hạn chế sử dụng nguyên vật liệu có nguồn gốc từ Trung quốc để tránh rủi ro. Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt cần chủ động đa dạng hóa nguồn cung nguyên vật liệu, phụ liệu...

“Chúng tôi kỳ vọng Nhà nước có chính sách cụ thể để hổ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như sợi, dệt, nhuộm... để kiện toàn chuỗi cung ứng và gia tăng giá trị sản xuất trong nước, thay vì chỉ gia công như hiện nay”, ông Hòa chia sẻ.

Tuy nhiên, đánh giá tác động của việc này, nhiều doanh nghiệp dệt may niêm yết cho rằng, cơ hội và thách thức cùng song hành. Theo ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch HĐQT CTCP Sợi Thế Kỷ (STK), cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang gây tác động tiêu cực cho kinh tế thế giới. Một khi cuộc chiến này kéo dài sẽ kéo theo những thay đổi về chính sách tỷ giá, lãi suất... của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, chuỗi cung ứng, cung cầu hàng hóa sẽ phải tái cơ cấu lại, điều này sẽ tác động lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam.

“Chúng tôi giữ quan điểm thận trọng và theo dõi sát sao sự kiện này trong những tháng tiếp theo. Việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang có khả năng làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ toàn cầu, từ đó ảnh hưởng tới tất cả các thành viên trên thị trường", ông Hòa nói.

Trên thực tế, xu hướng các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam đã diễn ra trong những năm gần đây và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đẩy tốc độ dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam nhanh hơn.

Dù lạc quan nhưng vẫn lo ngại

Theo số liệu của OTEXA, trong giai đoạn 2013-2018, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tăng cả về khối lượng lẫn giá trị, trong khi thị phần của Trung Quốc liên tục sụt giảm. Ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT CTCP Dệt may đầu tư thương mại Thành Công (TCM) cho rằng, trước mắt, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa ảnh hưởng nhiều tới ngành dệt may Việt Nam nói chung và TCM nói riêng. Nếu có, sẽ theo hướng tích cực, giúp gia tăng sức cạnh tranh cho ngành dệt may Việt Nam.

Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT CTCP Sản xuất thương mại May Sài Gòn (GMC) cho biết, hiện dệt may Việt Nam chưa nằm trong danh mục hàng hóa bị áp thuế quan bảo hộ cao của Mỹ và Trung Quốc, nên chưa bị tác động nhiều. "Trong 6 tháng đầu năm 2018, số lượng đơn hàng của GMC tăng 20% so với cùng kỳ (đơn hàng đã ký trước từ giữa năm 2017)", ông Hùng nói.

Mặc dù lạc quan, nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn bày tỏ sự lo ngại liên quan đến vấn đề tỷ giá, thị trường tiêu thụ nội địa và nguồn cung nguyên phụ liệu. Liên quan đến tỷ giá, ông Hùng cho biết, khi tỷ giá tăng sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp có nợ vay bằng USD như TCM. Do đó, TCM luôn theo sát sự biến động của tỷ giá.

"Hàng tháng, TCM đều có trích lập dự phòng biến động tỷ giá. Kế hoạch năm 2018 được TCM xây dựng dựa trên dự báo tỷ giá tăng 3%. Với diễn biến hiện tại, sự biến động của tỷ giá vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Công ty", ông Hùng cho hay.

Ngược lại, là doanh nghiệp xuất khẩu 100%, GMC có phần được hưởng lợi khi đồng USD tăng giá. Dẫu vậy, theo ông Hùng, CNY giảm giá mạnh cũng sẽ tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Trung Quốc. Điều này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết.

"Chẳng hạn, với thị trường EU, hàng dệt may Việt Nam bị đánh thuế trung bình 9%, nhưng việc CNY mất giá 3% sẽ khiến sản phẩm của Việt Nam không nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với sản phẩm của Trung Quốc", ông Hùng nêu dẫn chứng.

Về thị trường tiêu thụ nội địa, theo ông Hùng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang cũng sẽ khiến khả năng tiêu thụ nội địa hàng may mặc của Việt Nam bị ảnh hưởng, bởi hàng may mặc Trung Quốc khi bị áp thuế cao tại Mỹ sẽ chuyển hướng và tràn về Việt Nam nhiều hơn.

"Trước thực tế trên, các cơ quan quản lý cần gia tăng giám sát, tránh trường hợp các doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ. Nếu điều này xảy ra tràn lan, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi cơ quan chức năng Mỹ tiến hành điều tra",ông Hùng cảnh báo.

Về nguồn cung nguyên liệu, theo ông Hòa, việc ngành may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nguyên phụ liệu của Trung Quốc được nhìn nhận gây bất lợi cho sự phát triển của các ngành sợi, dệt, may của Việt Nam, nhất là khi các FTA mà Việt Nam đã ký kết như EVFTA, CPTPP... đều yêu cầu nguyên phụ liệu không xuất xứ từ Trung Quốc.

Cũng theo ông Hòa, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang và kéo dài, thì các nhà nhập khẩu từ Mỹ cũng sẽ hạn chế sử dụng nguyên vật liệu có nguồn gốc từ Trung quốc để tránh rủi ro. Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt cần chủ động đa dạng hóa nguồn cung nguyên vật liệu, phụ liệu...

“Chúng tôi kỳ vọng Nhà nước có chính sách cụ thể để hổ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như sợi, dệt, nhuộm... để kiện toàn chuỗi cung ứng và gia tăng giá trị sản xuất trong nước, thay vì chỉ gia công như hiện nay”, ông Hòa chia sẻ.

Nguyễn Việt