Để doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm

00:00 12/10/2020

Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc vận động phát triển đối tượng tham gia BHXH, đặc biệt là tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, giữa quy định của Luật và thực tiễn triển khai lại là một quá trình còn nhiều gian nan và bấtc ập. Việc tìm ra những giải pháp để doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN là hết sức cần thiết và quan trọng.

Ảnh minh họa - nguồn: internet

Ci cách th tc hành chính, tăng cường thanh kim tra

Hà Nội là một trong những địa phương có số thu và số chi BHXH, BHYT, BHTN lớn nhất cả nước. Số đơn vị và đối tượng tham gia lớn lại thường xuyên biến động, đối tượng thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN hết sức đa dạng. BHXH thành phố Hà Nội hiện đang quản lý 83.000 đơn vị, doanh nghiệp, với tổng số người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là 1.682.688 người; số người tham gia BHXH tự nguyện là 28.676 người; tổ chức thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng là 560.000 đối tượng, với số tiền chi trả lên tới 2.300 tỉ đồng… Với những con số lớn và cực kỳ phức tạp như vậy, đòi hỏi BHXH thành phố Hà Nội phải có những phương án, giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Bà Dương Thị Minh Châu -

Trưởng phòng Chế độ BHXH, Bảo hiểm xã hội thành phố Nội, chia sẻ: Nếu như chúng tôi không quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, thì sẽ không bao giờ đáp ứng được việc phục vụ người lao động cũng như doanh nghiệp. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội xác định việc cải cách hành chính là một trong những giải pháp quan trọng nhất để giúp đỡ và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội thành phố đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm cắt giảm tối đa, thời gian, chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính, ban hành quy định giao dịch hồ sơ điện tử, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 cho 13 thủ tục hành chính, thực hiện thanh toán điện tử bắt buộc, phấn đấu đạt tỉ lệ 85% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 vào năm 2021. Giảm thời gian làm việc giữa doanh nghiệp và cơ quan BHXH từ 334 giờ xuống chỉ còn 45 giờ. Về phía Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, theo bà Trần Thị Thanh - Phó Ban Chính sách pháp luật, nhằm nâng cao ý thức của người lao động về quyền lợi và giúp người lao động và doanh nghiệp nhận thức rõ hơn việc phải thực hiện đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về bảo hiểm, Liên đoàn Lao động thành phố thường xuyên phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố tổ chức các buổi đối thoại tại các Khu công nghiệp để gải đáp những vướng mắc về BHXH, BHYT đối với chủ sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp. Thành lập các đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm trên địa bàn, mỗi năm từ 2-3 lần, thanh kiểm tra từ 120 - 150 doanh nghiệp. Cùng với Cục Thuế, Thanh tra thành phố thanh tra thu nợ các doanh nghiệp nợ đọng BHXH ảnh hưởng đến số đông người lao động. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động, tính đến nay Liên đoàn Lao động thành phố đã chuyển được 526 bộ hồ sơ khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm ra tòa án.

“Dù còn có vướng mắc về thủ tục tố tụng nên các hồ sơ khởi kiện chưa được tòa án thụ lý giải quyết nhưng Liên đoàn Lao động thành phố vẫn tiếp tục chuyển hồ sơ của các doanh nghiệp vi phạm, đồng thời chờ hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về hướng giải quyết”, bà Thanh cho biết.

Nâng sc răn đe đối vi vi phm pháp lut v bo him

Trong những năm vừa qua, thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành đã thu được kết quả rất đáng khích lệ, phát huy tích ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Từ khi Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế được ban hành, đã góp phần thực hiện mục tiêu chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT của tổ chức, cá nhân còn xảy ra nhiều, việc chậm đóng còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp.

Ảnh minh họa - nguồn: internet

Theo Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hà Nội, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT. Trước hết là do nhiều chính sách, cơ chế về BHXH, BHYT chưa phù hợp với thực tiễn, chưa khuyến khích người lao động, người dân tham gia bảo hiểm, công tác tuyên truyền phổ biến, vận động chưa được quan tâm đúng mức.Tiếp đến, ý thức chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT của người dân và doanh nghiệp còn thấp. Cuối cùng là do việc xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT chưa nghiêm minh. “Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Bảo hiểm y tế bổ sung sửa đổi năm 2014, Luật Việc làm năm 2013 thì việc tham gia các loại bảo hiểm là nghĩa vụ của người lao động cũng như người sử dụng lao động.Tại khoản 1 Điều 186 Bộ luật Lao động khẳng định:“Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về BHXH và pháp luật về BHYT. Mặc dù pháp luật chuyên ngành là Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã xác định các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm như trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN, chậm đóng BHXH, BHTN nhưng chế tài chưa đủ mạnh để hạn chế ngăn ngừa”, Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến cho biết.

Trước những khó khăn trong việc khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN, thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 41 của Quốc hội trong Tòa án nhân dân, để kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn xét xử, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận BHXH, BHTN, Điều 215 về tội gian lận BHYT và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của Bộ luật Hình sự.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/9/2019 và các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo hiểm sẽ bị xử lý nghiêm. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Phó Viện trưởng Viện KSND quận Ba Đình, Nghị quyết số 05 quy định rõ ràng, cụ thể hơn trường hợp nào phạm tội, trường hợp nào không phạm tội để các cơ quan có liên quan có thể nắm rõ và có cách xử lý phù hợp. Nghị quyết đã hướng dẫn cụ thể các thuật ngữ như trốn đóng bảo hiểm, gian dối để không đóng, không đóng đầy đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN; hướng dẫn một số tình tiết định khung hình phạt; truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể… Hướng dẫn của Nghị quyết không những góp phần đưa Bộ luật Hình sự vào thực tiễn mà còn nâng cao tính răn đe và bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời, có tác động rất lớn trong việc xử lý các hành vi gian lận BHXH, BHYT, BHTN, xử lý doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động nợ BHXH. Cụ thể,theo quy định của Bộ luật Hình sự: Điều 214 tội gian lận BHXH, BHTN, Điều 215 tội gian lận BHYT thì hình phạt cao nhất là phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Điều 216 tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến cho biết thêm: “Chủ động phòng ngừa và tránh tình trạng vi phạm pháp luật luôn là yếu tố đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, phát triển. Người đứng đầu doanh nghiệp cần phải tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu và chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật nói chung và pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Sẽ cực kỳ bất lợi nếu một doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường mà lại không chấp hành nghiêm túc chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.”

Ngày 22/11, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo "Giải pháp để doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN". Các tham luận tại Hội thảo tập trung vào các vấn đề: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHXH của Hà Nội trong thời gian qua; Quy trình thực hiện tố tụng hình sự trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN theo Nghị quyết số 05/2019/ NQ-HĐTP; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc thực hiện chế độ chính sách với người lao động qua thực tế kiểm tra, giám sát của Liên đoàn Lao động; Đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHXH của người lao động; Kinh nghiệm của doanh nghiệp tiêu biểu sử dụng nhiều lao động thức hiện tốt chế độ BHXH cho người lao động... Qua Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp đã được hướng dẫn, giải đáp để có thêm kiến thức, hiểu hơn về chính sách BHXH, BHYT, BHTN, từ đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các chính sách về bảo hiểm cho người lao động tại đơn vị.

Ông Đinh Việt Thanh Phó trưởng Phòng TCHCTổng Công ty may 10: May 10 luôn là đơn vị đi đầu thực hiện tốt các chính sách, quy định của pháp luật, đặc biết là chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Trong 10 tháng năm 2019, tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN Công ty đã nộp là 87 tỉ đồng. Công ty còn mua bảo hiểm thân thể 24/24 giờ cho 100% cán bộ, công nhân viên, đảm bảo đủ quyền lợi cho người lao động yên tâm công tác. Hiện nay, có nhiều người lao động không muốn đóng BHXH vì nghĩ rằng, nếu không đóng thì số tiền đó sẽ được tăng thêm vào thu nhập của họ, họ có thể dành số tiền đó gửi tiết kiệm để hưởng lãi. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền cho người người lao động hiểu biết về quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT, BHTN cần phải được quan tâm chú trọng hơn nữa. Ngoài ra, chế độ chính sách theo quy định của nhà nước cũng phải nhất quán, thuận lợi cho việc làm thủ tục thanh toán chế độ cho người lao động. Ví dụ, quy định về chức danh nặng nhọc độc hại liên tục thay đổi theo các loại văn bản do cơ quan BHXH ban hành, dẫn đến việc khó khăn cho doanh nghiệp khi làm các thủ tục hưởng chế độ cho người lao động.

Quang Vinh - Ngọc Thái

Tags: