Đề án kế hoạch hành động phát triển Logistic Quốc gia

00:00 12/10/2020

Hiện nay, nghành dịch vụ Logistics Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm sâu sát của Chính phủ cùng các Bộ - Ngành liên quan. Từ đó, dễ thấy rằng nhận thức về Logistics từ phía cơ quan quản lý của Chính phủ đã được nâng lên. Từ năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (QĐ 169/QĐ-TTg ngày 22/1/2014) Nghành dịch vụ Logistics được xem là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các nghành dịch vụ khác, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. de-an-logictic Trong các yếu tố cấu thành hệ thống Logistics quôc gia, ngoài thể chế chính sách, cơ sở hạ tầng về Logistics, phía người sử dụng dịch vụ Logistics (còn gọi là chủ hàng) thì việc đóng góp của một lực lượng đông đảo người cung cấp dịch vụ Logistics là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc cắt giảm chi phí Logistics và thỏa mãn các nhu cầu phục vụ người tiêu dùng cuối cùng. Trong Đề án “Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam”, ngày 19/2/ 2016, Bộ Công Thương đã giao cho Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt nam (VLA) tham gia Ban soạn thảo, đặc biết phần thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực, phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam. Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt nam (VLA) nhận định đây là một kế hoạch hành động quan trọng của Chính phủ, có tác động trực tiếp tới việc phát triển nghành dịch vụ Logistics Việt Nam ở quy mô quốc gia, đặc biệt trong tình hình Việt nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới qua hàng loạt Hiệp định Thương mại Tự do được ký kết và có hiệu lực trong thời gian tới. Các hiệp định thương mại tự do song phương & đa phương (AEC, TPP, EUFTA..). Đây cũng là cơ hội quý báu để các doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (gọi tắt là các LSPs) có dịp nhìn toàn cảnh, sâu sắc về môi trường kinh doanh, năng lực thực sự của mình để hiến kế các giải pháp có tính đột phá, đúng tầm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần phát triển nghành dịch vụ Logistics Việt Nam lên một tầm cao mới Theo Ban chấp hành VLA nhiệm kỳ VII, thực tế nhiều năm qua, nghành dịch vụ Logistics Việt Nam từ sau hội nhập WTO đến nay đã có nhiều đánh giá chưa thực sự đúng đắn, thậm chí lệch lạc, phiến diện. Nay cần được thẩm định một cách khách quan hơn về tâm thế, về các yếu tố có liên quan. Cần có nhiều khảo sát thực chất với phương pháp luận chặt chẽ, tiêu chí khoa học, đi sâu nắm bắt tâm tư nguyện vọng, các nút thất trong chính sách,thể chế, xây dụng các dữ liệu thống kê phản ảnh trung thực từng phân khúc, lĩnh vực hoạt động, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp và tối ưu nhất cho chặng đường sắp tới. Về vai trò và khả năng của VLA, những năm qua Hiệp hội doanh nghiệp Logistic (VLA) đã tham gia và tổ chức nhiều hoạt động kết nối, các hội nghị, hội thảo, diễn đàn trong nước và quốc tế, liên tục trong các năm 2010 - 2015. Tiếng nói của VLA đã được các cơ quan quản lý, các hiệp hội , doanh nghiệp bạn lắng nghe và ủng hộ; vai trò của Hiệp hội trong xây dụng chính sách và giải quyết tháo gỡ các khó khăn thực tế cũng đã được nâng lên . Ban Chấp hành VLA nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã được bổ sung nhiều nhân tố tích cực cùng với các Ban chuyên môn có kinh nghiệm. Cùng với gần 300 doanh nghiệp hội viên, VLA hoàn toàn có khả năng làm nòng cốt trong việc đóng góp xây dựng Đề án Kế hoạch hành động (KHHĐ) nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam. Tuy vậy, việc xây dụng và triển khai các bước Đề án thuộc phần trách nhiệm của VLA dù được xác định là quan trọng nhưng cần có ngân sách đủ để thực hiện những hoạt động nghiên cứu, khảo sát chuyên sâu, mời các chuyên gia có kinh nghiệm tham vấn nhằm xây dựng một Đề án vừa đáp ứng yếu tố hàn lâm, vừa có tác dụng phục vụ lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển nghành dịch vụ Logistics Việt Nam. Đây là khâu quan trong số một của đề án này. Để thực hiện đề án, Ban Chấp hành VLA thống nhất vận động, kêu gọi toàn thể các Hội viên, các doanh nghiệp dịch vụ Logistic trong nghành, các hiệp hội bạn, các doanh nghiệp chủ hàng, các Trường đại học, Viện nghiên cứu, các chuyên gia hàng đầu trong nghành cùng chung sức, đóng góp thời gian, tâm sức và tài chính cho chương trình. Sự tham gia bằng nhiều hình thức: Cung cấp thông tin trung thực và ý kiến chính xác, kịp thời cho các khảo sát; cử cán bộ quản lý, chuyên gia tham gia các hoạt động chuyên môn, đóng góp kinh phí hỗ trợ tổ chức nghiên cứu, biên soạn, phản biện, in ấn báo cáo, tổ chức hội thảo. Các ý kiến đóng góp sẽ giúp VLA cùng Bộ Công thương, Ban Soạn thảo xây dựng Kế hoạch hành động có tầm nhìn và tính khả thi cao, thiết thực phục vụ cho nghành dịch vụ Logistics nói chung và cho doanh nghiệp dịch vụ Logistics nói riêng. Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch VLA – Trưởng Ban đề án VLA về kế hoạch hành động Logistic quốc gia cho biết: “Để thực hiện được đề án mang tính đột phá này, rất cần sự giúp đỡ và ủng bộ của tất cả Hội viên, các doanh nghiệp trong nghành cũng như  các hiệp hội bạn, các chuyên gia trong nghành, cùng các mạnh thường quân để Ban đề án hoàn thành trách nhiệm nặng nề mà các Bộ - Nghành đã giao phó”. Ban đề án VLA mong muốn, tập hợp được nhiều ý kiến phản biện, các đề xuất có chất lượng và tính khả thi cao nhằm tạo hình ảnh mới thân thiện, chuyên nghiệp cho các LSPs Việt Nam sánh vai, tự tin trên bước đường hội nhập cũng như đóng góp vào sự phát triển nghành Logistic Việt nam. Đề án kế hoạch hành động phát triển Logistic Quốc gia thế hiện sự chung sức đưa nghành Logistics trở thành bệ phóng cho tăng trưởng xuất nhập khẩu và thương mại quốc gia trước xu thế hội nhập sâu rộng cùng khu vực và thế giới hiện nay. Bài và ảnh: Tấn Anh (Văn phòng Đại diện phía Nam)