Đảng bộ Than Quảng Ninh: Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đảng bộ

00:00 12/10/2020

Đảng bộ Than Quảng Ninh hiện quản lý nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan trọng của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), là tập đoàn kinh tế lớn, có nhiều tiềm năng, quản lý nhiều tài nguyên, tài sản, song cũng có nhiều thách thức về công tác quản lý, tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Trong mấy năm gần đây, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của các cấp ủy đảng và cơ quan chuyên môn; sự giám sát của cán bộ, đảng viên, CNVC, các đoàn thể quần chúng, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã có những chuyển biến tích cực, có mặt rõ nét. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế so với yêu cầu đặt ra. Trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa cao. Công tác phát hiện tham nhũng còn yếu, chưa kịp thời. Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí thực hiện có nơi còn hình thức, thụ động. Còn xảy ra một số vụ việc tiêu cực liên quan đến lĩnh vực quản lý sản phẩm than, nghiệm thu khối lượng mỏ, đầu tư xây dựng, mua bán vật tư, phụ tùng, nhiên liệu, đền bù giải phóng mặt bằng,...có dấu hiệu tham nhũng, thiếu tinh thần trách nhiệm, móc nối, tiếp tay của cán bộ, nhân viên trong các đơn vị, doanh nghiệp với bên ngoài. Nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết điểm nêu trên, đồng thời nâng cao hiệu quả trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí,  ngày 09 tháng 01 năm 2016, BCH  Đảng bộ Than Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 06 - NQ/ĐU “về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Đảng bộ”  trong đó  phân tích rõ nguyên nhân, xác định mục tiêu, yêu cầu và đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như sau: tang-hoa  Đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng BCH Đảng bộ Than Quảng Ninh khóa IV. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Cấp ủy các đơn vị chú trọng tuyên truyền về Luật phòng, chống tham nhũng; Luật khiếu nại; Luật tố cáo; Luật tiếp công dân; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc, mạnh mẽ và đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong NQTW3 khóa X, NQTW5 khóa XI của TW, Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 15/7/2013 của Tỉnh ủy về “một số nhiệm vụ, giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên”, Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 18/7/2014 của BTV Tỉnh ủy “về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng”, Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 21/3/2013 của BTV Tỉnh ủy “về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, Kế hoạch số 96-KH/TU ngày 9/5/2014 của BTV Tỉnh ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kê khai và kiểm soát kê khai tài sản”,... Tuyên truyền nhận diện rõ những lĩnh vực, công việc; những bộ phận, cá nhân dễ xảy ra vi phạm tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Theo đó mỗi đơn vị, doanh nghiệp cần chỉ ra những lĩnh vực, đối tượng, trong từng giai đoạn cụ thể để cảnh báo, giám sát như: lĩnh vực quản lý tài nguyên, sản phẩm than, đầu tư XDCB, sửa chữa lớn, mua bán vật tư, phụ tùng, nghiệm thu khối lượng mỏ, công tác quản lý cán bộ, lao động tiền lương; các đối tượng là cán bộ quản lý, điều hành, thẩm định, tư vấn những lĩnh vực trên; nhân viên kế toán, thủ kho, thủ quỹ, giám định, bảo vệ,...ở những bộ phận nhạy cảm, có dư luận bức xúc. Tuyên truyền sâu rộng, phát huy dân chủ để mỗi cán bộ, đảng viên, CNVC và nhân dân trên địa bàn tham gia phát hiện và tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí gắn với việc biểu dương, vinh danh, khen thưởng kịp thời những người tố giác, phát hiện; chú trọng biểu dương những kinh nghiệm, cách làm hay, những tấm gương điển hình, đồng thời lên án mạnh mẽ những hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và những người lợi dụng danh nghĩa chống tiêu cực, tham nhũng để vu cáo, bịa đặt, gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ.
  1. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cụ thể phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Cấp ủy các chi, đảng bộ cơ sở sở chú trọng lãnh đạo cụ thể hóa nội dung các quy định của Trung ương, Tỉnh ủy Quảng Ninh, TKV và Đảng ủy Than Quảng Ninh về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí sát với tình hình cụ thể của đơn vị để thực hiện. Cấp ủy các đơn vị chỉ đạo xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, bộ phận; chức trách, quyền hạn của mỗi cán bộ, nhân viên trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công việc được giao, nhất là trong thực hiện tái cơ cấu TKV theo Quyết định số 314/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 03/3/2015 của Tỉnh ủy “về đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của đảng, tinh giảm bộ máy, biên chế”. Thống nhất về nguyên tắc, đồng chí bí thư cấp ủy đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Trên cơ sở các quy định của Trung ương về vai trò lãnh đạo của đảng đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, cấp ủy các đơn vị lãnh đạo việc sửa đổi Điều lệ doanh nghiệp theo chỉ đạo của TKV khi tiếp tục tái cơ cấu. Hàng năm có chủ trương, kế hoạch lãnh đạo thực hiện công tác đầu tư, mua sắm tài sản lớn, đề án sắp xếp tổ chức, cán bộ,... Giám đốc các doanh nghiệp triển khai nghiêm túc việc công khai những lĩnh vực, nội dung theo yêu cầu của Luật doanh nghiệp, Luật phòng chống tham nhũng, Bộ luật Lao động và Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ. Giám đốc các đơn vị, doanh nghiệp thường xuyên rà soát, bổ sung, ban hành mới và công khai, minh bạch các quy chế, quy định, định mức (và kiểm soát thực hiện định mức), nhất là ở những lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực nêu tại mục 1, nhằm khắc phục những sơ hở trong quản lý, đồng thời có kế hoạch cụ thể, trong từng lĩnh vực quản lý, điều hành để tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm; đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý SXKD, điều hành để tăng cường hơn nữa công khai, minh bạch trong hoạt động tại đơn vị. Trong lĩnh vực điều hành theo pháp luật, đồng chí giám đốc đơn vị, doanh nghiệp nếu vi phạm hoặc để đơn vị xảy ra tham nhũng, lãng phí, vi phạm tiêu cực nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của Đảng và trước pháp luật. Cấp ủy các đơn vị chỉ đạo, thực hiện ký cam kết đối với các ủy viên ban thường vụ, ban chấp hành, các phó giám đốc, kế toán trưởng, người đứng đầu các đoàn thể quần chúng không để người thân: bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị em ruột (vợ/chồng) can thiệp, tác động vào việc lãnh đạo, điều hành, xử lý các lĩnh vực tại mục 1 nêu trên. Khuyến khích các cơ sở mở rộng diện ký cam kết đến các trưởng phòng, quản đốc, bí thư chi bộ phân xưởng, phòng, ban trong đơn vị. Minh bạch hóa các khâu trong công tác cán bộ như: quy hoạch, tuyển dụng, đánh giá, bổ nhiệm, đào tạo, luân chuyển; không chỉ để tránh tiêu cực trước mắt, mà về lâu dài nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức. Đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ chưa thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, chưa thực hiện nghiêm túc công tác lãnh đạo, chỉ đạo, còn để đơn vị, doanh nghiệp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, hoặc vợ (chồng), con chưa thực hiện, có vi phạm công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Lãnh đạo thực hiện nghiêm túc việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản theo Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị, Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ, Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 30/10/2013 của Thanh tra Chính phủ và Hướng dẫn của Đảng ủy Than Quảng Ninh. Đây là một trong những tiêu chí để đánh giá cán bộ, đảng viên, viên chức; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, doanh nghệp và người đứng đầu. Từ năm 2016 sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý những thiếu sót, vi phạm trong việc thực hiện nội dung này. Định kỳ giám đốc các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng quy định và danh mục các vị trí công tác trong các lĩnh vực, ngành, nghề phải định kỳ chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 và Nghị định 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ; những vị trí, lĩnh vực đặc thù chưa định kỳ chuyển đổi phải nêu rõ và công khai lý do.
  1. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; chủ động phát hiện dấu hiệu vi phạm, xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm tiêu cực, tham nhũng, lãng phí
Các chương trình KTGS, các cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất tập trung vào nội dung, đối tượng ở những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, nhiều bức xúc đã nêu ở mục 1. Lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, kịp thời các tập thể, cá nhân vi phạm theo tinh thần Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”. Tăng cường giám sát thường xuyên đối với những cán bộ, đảng viên, nhân viên trong những lĩnh vực, công việc dễ vi phạm tiêu cực, tham nhũng, lãng phí kể cả nơi công tác cũng như nơi cư trú, chủ động tự phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí trong đơn vị, doanh nghiệp. Chú trọng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 07-NQ/ĐU ngày 09/01/2013 của Đảng ủy Than QN khóa III về “nâng cao chất lượng công tác kiểm ra, giám sát trong đảng bộ”. Lưu ý đưa nội dung phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong kế hoạch thực hiện Quy chế phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương để quản lý cán bộ, đảng viên thuộc đảng bộ. Phát huy dân chủ, sức mạnh của toàn hệ thống chính trị trong đảng bộ, đơn vị, doanh nghiệp tham gia phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Xây dựng quy chế, cơ chế tạo điều kiện để các đoàn thể quần chúng, CNVC, người lao động tham gia giám sát công tác quản lý mà trọng tâm là thực hiện tốt Bộ luật lao động, Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ, Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị. Hàng năm, cấp ủy cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch chỉ đạo các đoàn thể quần chúng trong đơn vị thực hiện những nội dung giám sát, phản biện cụ thể về chủ trương này. Thiết lập các kênh thông tin thuận lợi, tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên, CNVC và mọi người dân phản ảnh, tố giác các hành vi, biểu hiện tiêu cực, hối lộ, tham nhũng, lãng phí. Theo đó, các đơn vị, doanh nghiệp phải có hòm thư góp ý đặt công khai tại trụ sở, cơ quan điều hành. Đảng ủy Than Quảng Ninh đặt hòm thư góp ý tại cơ quan và thiết lập hòm thư điện tử: PCTN.TQN@gmail.com để tiếp nhận các thông tin phản ảnh.
  1. Tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm đơn thư tố cáo, kiến nghị, các vụ việc vi phạm
Phát huy vai trò, năng lực của các cơ quan chuyên trách như: Thanh tra pháp chế, Ủy ban kiểm tra; đồng thời chú trọng đầu tư cơ sở, phương tiện, phối hợp chặt chẽ với địa phương, các cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời các vụ việc, đơn thư kiến nghị, tố cáo, không để hình thành “điểm nóng”, khiếu kiện đông người, hạn chế đơn thư tái tố, vượt cấp. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những trường hợp vi phạm. Trong giải quyết đơn thư, khi có kết luận, đồng chí bí thư cấp ủy chỉ đạo thông báo công khai trong đơn vị. Những đơn thư nặc danh, mạo danh theo quy định không giải quyết, tuy nhiên nếu có thông tin sự việc, con người, thời điểm cụ thể về những hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí đều được tập hợp, xem xét. PV- ảnh tư liệu