Đan viện Thiên An được coi là “Đà Lạt” của xứ Huế trầm mặc

00:00 12/10/2020

DNHN: Đan viện Thiên An là 1 trong những quần thể tôn giáo được kết hợp hài hòa đậm nét kiến trúc Việt và Pháp .Là nơi thờ phượng đậm nét yên bình được nhiều du khách coi là “Đà Lạt” của xứ Huế trầm mặc, bởi Đan viện Thiên An có không gian thoáng mát cùng với rừng thông rộng lớn và con đường quanh co.

du-lich-dan-vien-thien-an-hue-1 du-lich-dan-vien-thien-an-hue-2

Kiến trúc Á Đông pha lẫn kiến trúc Pháp của Đan Viện Thiên An ( Ảnh Huế Bùi)

Cách trung tâm của thành phố Huế 5km  về phía Nam , Đan Viện Thiên An từ lâu được rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm như 1 địa danh du lịch hấp dẫn. Để đến được đây, chạy thẳng theo đường Điện Biên Phủ đến gần tới đàn Nam Giao linh thiêng, bạn rẽ trái rồi đi thêm 2 cây nữa sẽ tới “Đà Lạt” của Huế. Đến Đan viện Thiên An bạn có thể thăm quan, tận hưởng không khí trong lành và tìm hiểu về Đan viện này. Đan viện nằm ở vùng đồi thông Thiên An của phường Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Công trình này mang dáng dấp Á Đông ít thấy ở các tu viện Công giáo và được xây vào tháng 3/1940 do các đan sĩ người Pháp thuộc dòng tu Be’needictine khai phá. Có lẽ nghe đến cái tên thôi cũng làm nao lòng biết bao du khách, Thiên An nghĩa là sự bình yên từ trên trời.

du-lich-dan-vien-thien-an-hue-8 du-lich-dan-vien-thien-an-hue-7 du-lich-dan-vien-thien-an-hue-5

Kiến trúc phái bên trong Đan Viện được làm bằng những đá khối ( Ảnh Huế Bùi)du-lich-dan-vien-thien-an-hue-4

Cảnh vật ở đây hết sức yên bình, sâu lắng, phía trước là nhà thờ, bên trái là tháp chuông, bên phải là nhà tĩnh tâm, xung quanh cây lá đua nhau mọc tự nhiên. Đứng trên Đan viện nhìn quanh sẽ thấy một vùng đồi thông rộng lớn, trập trùng với hơn 60ha. Công trình kiến trúc được thiết kế tỉ mỷ từng chi tiết nhỏ nhất trạm trổ theo văn hóa người Việt lai chút kiến trúc của Pháp vào đó. Dưới chân nhà thờ là 1 nhà nguyện dành cho các tu sĩ đan viện cầu nguyện , học hỏi và thực thi “ Thánh Ý”, khi bước vào không gian dưới hầm nhà nguyện bạn sẽ cảm thấy được 1 cái không khí vô cùng yên bình đến mức bạn nghe được những âm thanh nhỏ nhất của cảnh vật xung quanh bên trong lẫn bên ngoài. Tách biệt nơi ồn ào đô thị các tu sĩ ở đây hòa mình vào công việc thường ngày đó là cầu nguyện và làm các công việc bắc ái, chăn nuôi và làm các đồ thủ công mỹ nghệ đển phục vụ các du khách thập phương ghé thăm đan viện. Một phần để làm công tác từ thiện và phần còn lại để trùng tu các công trình của Đan Viện Với không khí thoáng đãng đôi chút se lạnh cùng màu xanh của hàng trăm ngàn cây thông già nằm nhấp nhô trên các ngọn đồi làm cho Đan viện thêm phần nên thơ, lãng mạn và quyến rũ như người con gái Huế, mang bóng hình của một Đà Lạt trong lành, mát mẻ. Ngoài ra còn có những con đường dốc quanh co, uốn lượn dẫn lên Đan viện trông như những con đường của xứ sở hoa Đà Lạt, đẹp mê hồn. Có người đến nơi đây để tận hưởng khung cảnh lãng mạn chốn núi rừng, khi thì cùng gia đình để thư giãn và vui chơi, và với cảnh đẹp trầm lắng, nơi này cũng trở thành địa điểm tâm linh, tín ngưỡng không thể bỏ qua của khách thập phương. Tiếng gió thổi lùa qua những cây thông từng đợt, từng đợt; những tia sáng soi vào lá thông nho nhỏ cùng dòng người trèo lên từng bậc thang để thăm quan Đan viện làm cho nơi đây thêm phần nên thơ.

du-lich-dan-vien-thien-an-hue-3

Kiến trúc đậm nét Á Đông, mái ngói đen tường vôi ( ảnh Huế Bùi)

Thi thoảng tiếng chuông nhà thờ kêu văng vẳng, hình ảnh dòng người lặng yên ngắm nhà thờ như gợi ra trong lòng ta hướng về cái lương thiện, để sống yên vui, có một tâm hồn an lạc, trút đi những lo toan, gánh nặng của cuộc sống ngoài kia như những vị đan sĩ đích thực. Để khi ánh nắng khuất sâu vào dưới núi, đi dưới rừng thông với con đường nhỏ uốn cong cũng làm cho tâm hồn ta bị giữ lại ở nơi đây một phần nào, vấn vương và thương nhớ. Thế nên bạn hãy đến 1 lần nơi đây để chính mình cảm nhận sự yên bình và xem những kiến trúc cổ của Đan Viện. PV. DNHN