Cuộc đồng tế vì hòa bình - môi trường xanh sạch đẹp

00:00 12/10/2020

Quần thể Bái Đính là một trong số 5 kì quan lớn nhất khu vực châu Á, không có đền thờ sơn thần, là nơi hội tụ chín con rồng - Cửu Long. Cửu Long tụ đỉnh. Đỉnh non cao cổ tự Bái Đính. Sông Hoàng Long - Biệt Điện Long Vương - là nơi năm châu bốn biển về hội tụ tại Long Vương Biệt Điện. Tại đây, ngày 8 tháng 4 Bính Thân (14/5/2016) Việt Nam đã  tổ chức đón Lễ Phật Đản (Vesac).

Trước đó, ngày 5/5/2016, tại Bảo Tháp Ngọc Phật (thuộc Linh hùng Phật Điện linh thiêng) và Bái Đính cổ tự, đã diễn ra cuộc đồng tế phong thần “Biệt Điện Long Vương”, vì hòa bình, vì môi trường xanh, sạch, đẹp, có dâng lên lá cờ chim hòa bình và cờ đỏ sao vàng. Cuộc đồng tế Giám đốc Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Nguyễn Mạnh Can, Việt Nam Unesco Trần Thị Thu An mang nhiều ý nghĩa, giá trị, mục đích, cầu cho mưa thuận gió hòa, tinh thần Việt Nam hội nhập cùng 5 châu, 4 biển, tổ chức Hòa bình Liên Hiệp Quốc với tinh thần quốc tế mới. Cầu cho quốc thái dân an, khắp chốn thấm nhuần mưa móc, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, dẹp trừ tà khí, ma quỷ nghịch, khát máu còn lởn vởn trên bầu trời, mặt đất, vịnh Bắc Bộ, Biển Đông,…

cuoc-dong-te Cuộc đồng tế vì hòa bình - môi trường xanh sạch đẹp

Cộng đồng tế

Bước vào mùa an cư kiết hạ của các chư vị tăng ni, đồng hành tượng Ngọc Phật đang đặt ở cung điện Long Vương (Bái Đính), sẽ rước đến chùa Ba Vàng, và từ đây, tượng Ngọc Phật đi ra thế giới… càng thấy khát vọng hòa bình của Việt Nam. Việt Nam chấp đầy đủ các hoạt động theo quy định về văn hóa và luật pháp của  Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Nơi thờ Đức Nguyễn Minh Không ở Bái Đính linh thiêng ngân vang tiếng chuông hòa vào thinh không an nhiên như thoát tục, lan tỏa tới những vùng u tối nhất… dẫn dắt con người cùng hướng thiện, hướng về một thế giới hòa bình, phồn vinh, thịnh vượng.

 “Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới

Khắp nơi u tối mọi loài nghe

Siêu nhiên vượt thoát vòng sinh tử

Giác ngộ tâm tư một hướng về

Ngắm nhìn non nước Ninh Bình, sông Hoàng Long uốn lượn tạo nên vẻ kì bí, gợi mở,… mới hiểu vì sao khi thuyền rồng xa giá, thấy rồng vàng bay lên, Vua Lý Thái Tổ đã chọn vùng châu thổ sông Hồng làm kinh đô, và lấy tên là Thăng Long. Bạch Long Vĩ là đuôi rồng trắng. Cửu Long giang là chín con rồng, bắt nguồn từ dãy Hymalaya, chảy qua các nước rồi đổ vào Việt Nam. Việt Nam là tổ long. Nguyên thần của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Thanh Long, rất vui, vì từ nay đã có Biệt Điện Long Vương là nơi để các vị Thần của các cõi cũng như mọi người về nghe kinh, đạo  Phật.

Đây là lúc “Long Hoa Tam Hội nguyện tương phùng”.

cuoc-dong-te

Dâng cờ hòa bình

Bái Đính cổ tự trong hang đá ở huyện Gia Viễn (Ninh Bình), có các ao Long Trì, các nhũ đá rủ xuống, vẹn nguyên dấu tích xưa uy nghiêm, linh thiêng. “Chùa đất, tượng vàng, phong cảnh Bụt” là đặc trưng chùa làng của người dân Việt. Ngôi chùa nhỏ, mái thấp rủ xuống như vạt áo cà sa chở che người dân – cũng là ngôi nhà, mái trường rèn dạy Vua của quốc gia Việt Nam.

Cờ đỏ sao vàng được phủ lên chuông của  Điện Mẫu ở cổ tự Bái Đính.

 “Nghe chuông phiền não tan mây khói

 Ý lặng thân an miệng mỉm cười

 Hơi thở nương chuông về chính niệm

 Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi

1000 năm sau, truyền thống Phật giáo Việt Nam, “chùa đất, tượng vàng, phong cảnh Bụt” thật giản dị. Đời sống Thuyền Gia Phật đạo, gần gũi tâm linh người dân Việt để tuyên truyền chánh tín, ngăn chặn tà giáo và tràn lan mê tín trong Phật giáo. Phật không xa dân. Những Pháp chủ Thuyền Gia chỉ nhận mình là tiểu chùa, ngay cả khi làm pháp sư đăng đàn hay đi đối ngoại cũng chỉ là chiếc áo nâu sồng. “Phật pháp bất li thế gian giác”. Phật Mẫu nhập thế cả nghìn năm đưa dân tộc Việt Nam đến đỉnh vinh quang, được nhân loại ghi nhận là sự hòa bình của đất nước.  

Theo văn hóa Phật giáo, là phải đặt để đúng huyệt, đúng đất - nơi tụ sinh khí cho lợi lạc quần sinh, xã hội đoàn kết, văn minh, thịnh vượng. Giống như làng quê ô trũng đồng bằng Bắc Bộ có cây đa, bến nước, sân đình… Sông Hoàng Long như thế mà không xây trả lại bến rước nước, đón “Long thần” lên thì tài vượng vuột đi mất? Ông tôi dạy: - Kê 5 bậc đá sát mép nước, đi lượn vòng lên, làm 4 cột trụ trên một mặt phẳng rộng khoảng tám hoặc chín mét vuông để dân ngồi nghỉ. Qua “chiếu nghỉ” đó, làm tiếp 18 bậc, đến bậc thứ 19 mới gọi là “bến rước nước”. Bến rước nước là một cái nhà (không có cửa), rộng độ 5 gian (như ở đền Voi Phục). Sau đó, mới xây tiếp bậc uốn lượn (như rồng) để đi lên. Dọc đường lên, có xây miếu thờ sơn thần, miếu thờ thủy thần, miếu thờ tài thần… rồi mới vào chùa, thì mới có tài lộc dồi dào… Sơn thần đi tuần quanh núi, thủy thần đi rải nước thì tiền tài mới theo, mới tụ, gọi là tiền tài nhiều như nước... Nông sản sạch của người dân bày bán bên đường cho khách du lịch. Muốn là điểm đến an toàn, phải có thêm trạm y tế.

Nơi đây, nằm trong phạm trù công nghiệp không khói (du lịch hành hương), phải tạo ra sản phẩm sạch, xuất khẩu tại chỗ, thì người dân địa phương mới có thu nhập để cải thiện mức sống, mức sinh hoạt của cơ sở, của địa phương, theo đúng cách phát triển nông thôn mới mà Nghị quyết Trung ương đề ra. Khu Bái Đính Cổ tự là nơi đã và đang hiển hiện môi trường giáo dục truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân Việt với quốc gia. Nay được gắn kết với Biệt điện Long Vương đã tạo nên một quần thể kiến trúc văn hóa tâm linh về du lịch để đồng bào và khách thập phương cũng như khách quốc tế hành  hương về chốn Tổ. Vì vậy, nơi đây đã và đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương hết sức giữ gìn. Tuy nhiên để bảo đảm an toàn cho du khách hội tụ về đây thật sự yên tâm, nơi đây cần được xây dựng các trạm y tế phục vụ cộng đồng, cùng các dịch vụ mang tính chuyên nghiệp cao để phát huy tối đa hiệu quả thế mạnh của vùng du lịch không khói Gia Viễn, Ninh Bình.

Vũ Minh (Tổng hợp)

Ảnh: Nhà báo Hồng Cơ