Cứ nghĩ về phiên tòa chưa tâm phục khẩu phục

00:00 12/10/2020

(DNHN): Hướng về “Tòa án”, người ta kỳ vọng tới một nơi đem lại sự công bằng trong tranh chấp, nơi đây lẽ phải được bảo vệ, sự ổn định văn minh của xã hội được giữ gìn. Nhưng đâu đó vẫn còn những bản “tự xướng” để  “bàn tay muốn che lấp mặt trời” khiến người dân bất an lần hồi đi tìm công lý…

cu-nghi-ve-phien-toa-chua-tam-phuc-khau-phuc

( Hình ảnh minh họa  cho bài viết) Cụ Vũ Thị Hường có hai người con đẻ là ông Nguyễn Đức Thịnh, bà Đào Thị Hướng và nuôi con riêng của chồng cũ là bà Đào Thị Nụ từ năm 8 tuổi. Năm 2004, cụ đã lập văn bản chia đất (có xác nhận của chính quyền địa phương) thành 4 phần: mỗi người con một phần, bà Nụ mặc dù là con riêng của chồng cũ nhưng vẫn được cụ Hường chia đất như con đẻ. Năm 2009, cụ lập di chúc thừa kế phần đất của cụ cho con trai Nguyễn Đức Thịnh. Sau khi chia, bà Nụ đã nhận đất xây nhà và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 3 phần đất còn lại đứng tên quyền sử dụng đất là cụ Hường. Không chăm sóc cụ Hường lúc tuổi già lại đi ngược với di nguyện sau khi cụ mất, bà Nụ làm đơn ra tòa kiện việc phân chia tài sản thừa kế người đã nuôi dưỡng mình. Bất chấp việc kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân quận Dương Kinh, bản án dân sự sơ thẩm cần thấu tình đạt lý (đăng trên DN&HN số tháng 5/2016) khiến ông Nguyễn Đức Thịnh làm đơn kháng cáo lên TAND thành phố với hy vọng đòi lại công bằng, thỏa di nguyện người đã khuất. Nhưng bản án Phúc thẩm số 18/2016/DS-PT ngày 25/7/2016 lại khiến ông nghĩ mãi về việc “tự xướng” của các thẩm phán. “Cực chẳng đã” ông Nguyễn Đức Thịnh, sinh năm 1959, trú tại phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng  làm đơn đề nghị Giám đốc thẩm, đồng thời tố cáo ba thẩm phán của TAND TP Hải Phòng trong phiên phúc thẩm vụ án  tranh chấp về thừa kế tài sản xét xử ngày 25/7/2016 vừa qua đã có hành vi vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông. Theo ông, tòa án đã “ tự xướng” quá nhiều trong vụ kiện này, cụ thể: “Tự xướng” phán: “Di chúc không hợp pháp!” Dựa hoàn toàn trên lời khai của ông Vinh (người làm chứng) tại phiên tòa là:  "do cụ Hường không biết chữ nên đã nhờ tôi làm bản di chúc...." mà TAND  kết luận bản di chúc ngày 20/10/2009 của cụ Vũ Thị Hường không hợp pháp. Mặc dù, nếu khảo chứng lại những bằng chứng, cụ Vũ Thị Hường hoàn toàn là người biết chữ. Cụ từng làm đội phó đội sản xuất của hợp tác xã, là người quản lý sổ sách, chấm công cho các xã viên. Cụ có thể tự viết tên mình trong tờ khai làm chứng minh nhân dân năm 1996. Trong văn bản phân chia tài sản năm 2004 và bản di chúc năm 2009, cụ cũng tự mình viết tên. Thậm chí, Tòa án đã thừa nhận thông qua việc lấy Tờ khai làm chứng minh nhân dân năm 1996 của cụ khai làm mẫu so sánh để giám định chữ ký của cụ trong bản di chúc. Hơn nữa, liên quan đến bản di chúc, trong đơn trình bày của ông Phan Văn Vinh (một nhân chứng chứng kiến việc làm di chúc) gửi Tòa án nhân dân quận Dương Kinh có trình bày: "i trực tiếp đọc lại bản di chúc cho bà và mọi người có mặt cùng nghe, bà hoàn toàn đồng ý. Tôi có hỏi bà ký được không? Bà nói là còn ký được". Càng thêm nữa, theo luật, việc "không biết chữ" ở đây là người không biết đọc, không  biết viết, không biết ký tên. Vậy, lấy lý do nào Tòa “tự xướng” phán di chúc là không hợp pháp vì cụ Hường không biết chữ ? “Tự xướng” bác hết và làm lại từ đầu? Không làm đúng phần việc của mình, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho chính mình và người khác. Điều 263 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định “Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị Vậy, lý do gì Tòa án nhân dân thành phố trong phiên xét xử phúc thẩm ngày 25/7/2016 lại “tự xướng” bác đơn kháng cáo, kháng nghị, đồng thời bác đơn khởi kiện của nguyên đơn và tự ý xét xử theo nội dung hoàn toàn mới, không liên quan đến bản án sơ thẩm? “Tự xướng” làm việc có quá thẩm quyền? Từ việc Tòa án đã không công nhận bản di chúc 2009 của cụ Vũ Thị Hường là hợp pháp dẫn đến việc quý tòa công nhận văn bản chia đất năm 2004 của cụ Hường đã ký “như một di chúc”. Nguyên chỗ này, cho thấy sự mâu thuẫn trong quyết định của Tòa. Khi bên trên không công nhận bản di chúc 2009 là hợp pháp vì không biết chữ, nhưng bản chia đất năm 2004 do chính tay cụ Hường ký lại công nhận. Tiếp theo, trong khi, các đương sự của vụ án không hề yêu cầu Tòa xử ai có quyền quản lý phần đất di sản làm nơi thờ cúng. Nhưng Tòa lại “tự xướng” giao phần đất đó cho bà Đào Thị Nụ quản lý! Như vậy, quý Tòa đã tước đi quyền tự định đoạt của những người đồng thừa kế trong việc tự thỏa thuận cử người quản lý di sản. Đây có phải là hành vi “tự xướng” quá mức trong một phiên xét xử dân sự phúc thẩm không? “Tự xướng” quyết định án phí cho các bên đương sự? Từ hàng loạt các quyết định “tự xướng” trên của Tòa án, thử hỏi, liệu quyết định án phí phải trả cho các bên đương sự có làm cả hai bên tâm phục, khẩu phục mà nộp phí chăng?. Tại thông báo số 36 ngày 19/10/2016 của Văn phòng Luật sư Vũ Tùng gửi Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội về việc phát hiện vi phạm pháp luật bản án dân sự phúc thẩm số 18/2016/TLPT-DS ghi rõ: “Bà Nụ không thuộc hàng thừa kế theo quy định tại Điều 679 Bộ luật Dân sự về quan hệ giữa con riêng với mẹ kế. Cụ Hường biết chữ, hoàn toàn không phải là người không biết chữ như nhận định của Hội đồng xét xử. Bản di chúc của cụ Hường là di chúc bằng văn bản có người làm chứng theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự. Bản di chúc này đảm bảo các điều kiện của một bản di chúc hợp pháp”.

la-don

Bàn về việc này, Văn phòng Luật sư cho biết: “Theo Tòa phúc thẩm đã làm một việc mà không ai yêu cầu. Đó là việc định đoạt di sản thừa kế và chỉ định người quản lý di sản thừa kế. Điều 263, Bộ luật Tố tụng dân sự và Điều 638 Bộ luật Dân sự 2005, việc làm của tòa phúc thẩm đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Hiến pháp và pháp luật, quy định của pháp luật tố tụng dân sự, vi phạm nguyên tắc xét xử”. Doanh nghiệp & Hội nhập liên lạc qua điện thoại với chính người đã TM.Hội đồng xét xử phúc thẩm là Phó Chánh tòa dân sự TAND TP Hải Phòng, thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, bà  Trần Thu Hương trao đổi: “Đương sự đã có đơn đến Tòa án tối cao, báo chí nếu muốn tìm hiểu việc tố cáo theo đơn thì phải thuộc quyền của lãnh đạo của tòa”(?). Những mong,  pháp luật thượng tôn, phán xét cuối cùng sẽ không để dư luận phải nghĩ mãi về việc “tự xướng” để công lý được công bằng. PV Duyên hải