Có nên “hình sự hóa” xuất bản?

00:00 12/10/2020

Bộ luật Hình sự 2015 đang tạm hoãn thi hành. Các đơn vị làm sách cũng vừa có cuộc ngồi lại với nhau góp ý về những bất cập trong các quy định liên quan đến lĩnh vực xuất bản.

Nhưng trước quá nhiều điều khoản vô lý đến hài hước trong bộ luật, nhiều ý kiến hoang mang, cho rằng không nên hình sự hóa xuất bản theo cách này.

Bà Huỳnh Thị Xuân Hạnh - Giám đốc NXB Văn hóa Văn nghệ nói rằng, rất ngạc nhiên khi Bộ luật Hình sự 2015 tiếp cận theo hướng “lượng số” chứ không phải là lượng tính, đánh giá mức độ nguy hiểm, tác hại của vi phạm. Cụ thể tại điều 225 có quy định về việc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả “thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng” thì bị phạt tiền ở mức tương đương hoặc “cải tạo không giam giữ đến ba năm”. Thực tế, đã có rất nhiều vụ việc vi phạm bản quyền, nhưng chứng minh được mức “thu lợi bất chính” cụ thể là bao nhiêu và dưới hình thức nào là một thách thức lớn.

Co nen “hinh su hoa” xuat ban?

Ảnh minh họa 

“Điều 225 cũng quy định “sao chép, bản ghi âm, bản ghi hình phân phối đến công chúng” là vi phạm Luật Hình sự. Ở đây cần làm rõ hành vi vi phạm. Đơn cử như vừa qua Đài Truyền hình TP.HCM sao chép các bản phim Biển đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời để phân phát công chiếu tại các quận, huyện, chẳng lẽ đó là vi phạm hình sự? Luật không hề chỉ rõ ra rằng việc sao chép cấu thành tội phạm này phải là sao chép vi phạm bản quyền, không ghi chú nguồn gốc xuất bản phẩm chẳng hạn” - bà Xuân Hạnh dẫn chứng. Trong khuôn khổ cuộc họp của Hội Xuất bản với các đơn vị làm nghề, chỉ xoay quanh những vấn đề liên quan đến xuất bản trong bộ luật. Đã có hàng loạt phân tích, chỉ rõ ra những quy định bất cập thậm chí rất hài hước trong Bộ luật Hình sự 2015. Ví dụ quy định “Người chuẩn bị phạm tội thì bị phạt tù từ một đến 5 năm” - dành cho tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Đảng và Nhà nước (điều 117), “Không tuân thủ quy định về biên tập và duyệt bản thảo” có thể phạt cảnh cáo từ 20 triệu đồng trở lên hoặc cải tạo không giam giữ, tù từ ba tháng đến hai năm.“Điều 225 cũng quy định “sao chép, bản ghi âm, bản ghi hình phân phối đến công chúng” là vi phạm Luật Hình sự. Ở đây cần làm rõ hành vi vi phạm. Đơn cử như vừa qua Đài Truyền hình TP.HCM sao chép các bản phim Biển đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời để phân phát công chiếu tại các quận, huyện, chẳng lẽ đó là vi phạm hình sự? Luật không hề chỉ rõ ra rằng việc sao chép cấu thành tội phạm này phải là sao chép vi phạm bản quyền, không ghi chú nguồn gốc xuất bản phẩm chẳng hạn” - bà Xuân Hạnh dẫn chứng.

Quy định này khiến những người làm xuất bản cho rằng công tác biên tập nếu anh làm không khéo sẽ có thể bị… đi tù! “Ở đây cần phải làm rõ việc sai lệch bản thảo gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào?” - bà Nguyễn Thị Minh Phương, Phó phòng Xuất bản - In và Phát hành, Sở TT-TT TP.HCM góp ý. Việc đưa những con số cụ thể để cấu thành hành vi vi phạm và mức xử phạt trong bộ luật không phù hợp với thực tiễn. Ví dụ in 2.000 bản sách sai quy định thì vi phạm hình sự, vậy in 1.000 bản thì sao? Làm sao chứng minh được số lượng người tiếp nhận sản phẩm độc hại? Con số “thu lợi bất chính” sẽ là bao nhiêu?

Lâu nay, các đơn vị làm sách vẫn có nguyện vọng những vi phạm nghiêm trọng trong xuất bản sẽ được đưa vào Luật Hình sự. Nhưng bộ luật ra đời với quá nhiều lỗ hổng, không thiết thực lại khiến chính những người làm sách băn khoăn. Có nên hình sự hóa xuất bản cuối cùng lại trở thành câu hỏi chung của những người có mặt tại cuộc họp.

“Ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Trưởng đại diện văn phòng phía Nam cho biết, cuộc họp lấy ý kiến người làm nghề cũng là để góp ý chỉnh sửa các điều khoản trong bộ luật. Nhưng nói theo ông Lê Văn Tròn - Chủ tịch Hội In TP.HCM thì “không nên hình sự hóa xuất bản, hoặc cần bỏ hẳn những quy định bất khả thi trong bộ luật”.

Theo phunuonline.com.vn