Cò kè ngã giá… mua danh

00:00 12/10/2020

Để được vinh danh, mức giá ban đầu do Liên hiệp đưa ra cho vị giảng viên này là 24 triệu đồng, sau đó giảm dần xuống còn 22 triệu đồng. Cuối cùng, “xét hoàn cảnh của thầy, không có điều kiện thì giảm xuống 18 triệu đồng”....

vinh-danh Chương trình vinh danh của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam ngày 23/4/2016. Suýt ngất vì được… vinh danh Ngày 23/4, tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đứng ra tổ chức vinh danh gần các nhà khoa học xuất sắc. Để được vinh danh, mỗi cá nhân sẽ nộp cho Ban tổ chức 22 triệu đồng. Việc này đã bị các nhà khoa học phản ứng gay gắt. PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa (ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội) cho biết, bà nhận được số điện thoại của một thành viên trong Ban tổ chức vinh danh thông báo vào top 200 người xuất sắc. Họ đề nghị bà cho xin email để gửi thông tin. Điều rất vô lý là Ban tổ chức thông báo được đề cử vinh danh nhưng lại không biết tổ chức hay cá nhân nào đề cử. Thậm chí đã đưa tên nhà khoa học vào danh sách được vinh danh rồi mà còn yêu cầu gửi bản kê khai thành tích. Nhận được email với 6 nội dung là: thư mời, đề án vinh danh, phiếu đăng ký, đề cử xét vinh danh, bảng thông báo dự trù kinh phí tổ chức chương trình và thông báo tên mình có trong 200 người được vinh danh. “Tôi đọc xong suýt ngất”, bà Hoa bày tỏ. Hôm sau, lại có người xưng danh của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam gọi điện hỏi đã nhận được email chưa? Bà Phương Hoa trả lời đã nhận được nhưng không hồi đáp vì “tôi không phải người đi mua danh hão”. Ông Vũ Duy Thắng, đứng đầu một doanh nghiệp chia sẻ: “Tôi là doanh nhân hợp tác xã thôi thế mà năm 2013 tôi có nhận được điện thoại mời vinh danh doanh nghiệp trẻ tiêu biểu. Họ đâu biết hợp tác xã của tôi gần 1 năm chỉ nộp báo cáo thuế trắng không phát sinh hoạt động. Họ cũng báo mức phí là 20 triệu tiền chi phí cúp, chi phí bằng khen, chi phí thuê hội trường ở trung tâm hội nghị quốc gia nhưng tôi mắng luôn không ai mua cái danh hão cả, mà không nhìn, không tìm hiểu gì cả cứ làm liều à?” Cò kè ngã giá… mua danh PGS.TS Hoàng Đình Chiến, trường ĐH Bách khoa TP.Hồ Chí Minh kể lại. Để được vinh danh, mức giá ban đầu do Liên hiệp đưa ra cho vị giảng viên này là 24 triệu đồng, sau đó giảm dần xuống còn 22 triệu đồng. Cuối cùng, “xét hoàn cảnh của thầy, không có điều kiện thì giảm xuống 18 triệu đồng”. Tương tự, PGS.TS Nguyễn Công Lý, trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM cũng nhận nhiều cuộc điện thoại của người Ban tổ chức này mời “vinh danh” với giá đóng góp là 20 triệu đồng. “Tôi nói: Nhà giáo làm gì có tiền?”. Sau đó, đại diện Ban tổ chức thông báo là giảm giá xuống còn 10 triệu đồng. Chiêu bài vinh danh, thực chất là kinh doanh… danh này, ở nước ngoài đã có từ lâu. Nó vốn chỉ để dành cho người háo danh nộp tiền vào để được có mặt trong sách này, sách kia. Đã từng có một số nhà khoa học của Việt Nam nhận được giấy mời của các tổ chức nước ngoài này, nội dung cho biết người nhận được giấy mời đã lọt vào top 1.000 bộ óc vĩ đại nhất thế giới. Đổi lại, hãy nộp cho họ 1.000 USD để nhận lấy một tờ giấy chứng nhận đóng dấu của một viện xa lắc lơ nào đó. Có người đã hài hước mà đùa rằng, đem tờ giấy chứng nhận đó, đốt ra tro rồi hòa vào nước uống sẽ trị được bách bệnh. Vắc-xin chống virus háo danh Nhà văn Văn Công Hùng (Hội VHNT tỉnh Gia Lai) bình luận rằng: “Cái thói háo danh rất lạ, nó chả chừa ai”. Lâu lâu lại thấy trực tiếp trên truyền hình quốc gia các lễ vinh danh, hỏi ra thì biết, phần lớn là phải… nộp tiền. Thế nên trong cái lễ cũng gọi là vinh danh mới đây, một ông thầy bói ở Đăk Lăk cũng lừng lững lên tivi vinh danh. ... vinh-danh-1 Điều nhà thơ ở đất Tây Nguyên này phải kính nể là “có những người vượt lên trên được cái thói háo danh thông thường ấy, để… kinh doanh nó”. Ông hàm tiếu nói rằng: “Không thể ngày một ngày hai mà loại được ngay các món lừa này, bởi như đã nói, thói háo danh nó khu trú trong từng con người, chỉ chờ cơ hội là bùng phát. Lạy trời, một ngày nào đó, người ta phát minh ra được loại vắc xin chống virus háo danh này…”. Những người không ưa hư danh Tròn 80 năm về trước, khi nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) qua đời, nhiều trí thức kính nể ông. Sinh thời, Nguyễn Văn Vĩnh có chí tự lập và không ưa hư danh. Ngự sử văn đàn Phan Khôi đã viết trên báo Sông Hương số 1 (ra ngày 1/8/1936) rằng: “Kể trong ba bốn mươi năm nay, ở Bắc Kỳ, ông nào có máu mặt cũng chạy cho được cái Bắc Đẩu bội tinh, cái Hồng Lô tự khanh, cái Hàn Lâm gì đó, cùng không nữa cũng đồng kim tiền, chiếc kim khánh. Chỉ một mình ông Vĩnh, muốn có thì giống gì mà chẳng có, nhưng ông đã chẳng có gì cả, ông chỉ là bạch đinh. Tấm lòng nguội lạnh đối với hư vinh ấy đã đưa ông lên làm tiêu biểu cho bạn trẻ chúng ta sau nầy”. Cũng tròn 30 năm trước, GS Tạ Quang Bửu (1910 - 1986) qua đời. Nhà bác học được ví như Lê Quý Đôn thời hiện đại, lĩnh vực nào cũng uyên thâm cả KHTN lẫn KHXH. Làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ GD-ĐT), ông đến giảng bài cho giảng viên các trường đại học những kiến thức khoa học mới nhất của thế giới giữa lúc đất nước có chiến tranh. Sinh thời, Viện Hàn lâm khoa học của một nước trong phe XHCN đề nghị trao tặng GS Tạ Quang Bửu danh hiệu Viện sĩ nhưng ông từ chối và đề nghị tặng cho người khác. (theo NongNghiep.vn)