Cơ hội xuất khẩu còn nhiều từ các FTA

00:00 12/10/2020

Rất nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản, thủy sản… đã đạt đến ngưỡng, trong khi mục tiêu cụ thể về tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đặt ra vẫn ở mức cao. Liệu có còn nhiều cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới? xuat-khau-gao                                                  Xuất khẩu gạo - Ảnh minh họa Sụt giảm cả lượng và giá Giá và lượng của nhiều mặt hàng nông sản và khoáng sản chủ lực đã sụt giảm đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt sự giảm giá mạnh của dầu thô trong vòng hai năm qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Lấy ví dụ gần nhất, trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước tính 162,4 tỉ đô la Mỹ, tăng khoảng 8,1% so với năm trước đó, thì nhóm hàng nông, lâm thủy sản chỉ đạt 20,6 tỉ đô la, chiếm 12,7% trong tổng kim ngạch, giảm 6,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Giá của các mặt hàng nhìn chung cũng giảm. Tính chung, giảm giá và giảm lượng của hai nhóm nông sản và khoáng sản gây hụt thu 4,65 tỉ đô la Mỹ, theo báo cáo của Bộ Công thương về tình hình xuất khẩu 2015. Nguyên nhân của sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản chủ lực là do nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, đặc biệt là cạnh tranh trực tiếp từ Thái Lan, Ấn Độ, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và từ đó khiến cho giá giảm... Ngoài ra phải kể tới chính sách duy trì giá trị đồng nội tệ thấp để thúc đẩy xuất khẩu của nhiều quốc gia, xu hướng bảo hộ đối với mặt hàng nông, lâm thủy sản của các nước gia tăng. Xuất khẩu của Việt Nam những năm trở lại đây tăng trưởng dựa trên khối doanh nghiệp FDI và nhóm hàng công nghiệp chế biến mà khối này đầu tư. Năm 2015, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 8,1 %, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Mục tiêu năm 2016 dự kiến tăng trưởng xuất khẩu sẽ đạt 10%. Còn mục tiêu giai đoạn 2016-2020 bình quân tăng trưởng xuất khẩu đặt ra là 11%/năm. Trong tình hình các mặt hàng chủ lực giảm mà mục tiêu đặt ra cao, các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thực ra đứng trước rất nhều thách thức. Tuy nhiên, việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN cùng việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương như TPP đang có tác dụng mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam Vượt qua cột mốc 1% Tuy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam mấy năm nay chậm lại nhưng tốc độ tăng vẫn duy trì ổn định hơn xuất khẩu của nhiều quốc gia khác. Theo tính toán của Bộ Công thương, xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 1% trong tổng lượng xuất khẩu của các nước, các khu vực thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam; và vì vậy cơ hội cho hàng hóa Việt Nam vẫn còn nhiều. Năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc là 525 tỉ đô la, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc mới đạt 7,14 tỉ đô la, chiếm gần 1,4% tổng lượng nhập khẩu của nước này. Liên minh Á- Âu có kim ngạch nhập khẩu năm 2014 là 394 tỉ đô la Mỹ. Xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này đạt 1,96 tỉ đô la, mới chiếm tỉ trọng 0,5%. EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới với kim ngạch 2.322 tỉ đô la. Đây cũng đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với 27,9 tỉ đô la giá trị nhập khẩu từ Việt Nam năm 2014. Tuy nhiên xét về tỉ trọng cơ cấu nhập khẩu của EU, hàng Việt Nam mới chiếm khoảng 1,25 %. Các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong các hiệp định sẽ giúp hàng hóa Việt Nam rộng cửa vào  nhiều thị trường trên thế giới với mức cắt giảm thuế sâu rộng, nhất là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, thủy sản, nông lâm sản… Tổng dung lượng nhập khẩu của các nước TPP năm 2014 khoảng trên 5.094 tỉ đô la Mỹ. Xuất khẩu của Việt Nam vào các nước này mới khoảng 58 tỉ đô la, tính ra mới khoảng 1,16% thị phần. Như vậy chỉ tính riêng các FTA Việt Nam, Hàn Quốc, Việt Nam- Liên minh Á Âu, Việt Nam- EU và TPP thì tổng nhu cầu nhập khẩu lên đến 8.245 tỉ đô, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này mới đạt tỉ trọng bình quân khoảng 1,15%. Như vậy, cơ hôi vượt mốc xuất khẩu đạt tỉ trọng 1% tổng nhu cầu các nước, khu vực thị trường có FTA với Việt Nam là hiện thực. Vấn đề là hàng xuất khẩu Việt Nam cần gia tăng cả về số lượng, chất lượng, giá trị gia tăng theo đúng các điều kiện về nguồn gốc, xuất xứ để đảm bảo việc vào các thị trường quốc tế một cách suôn sẻ. Mặt khác, các FTA cũng sẽ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam để sản xuất hàng xuất khẩu như trường hợp Samsung đã đầu tư sản xất kinh kiện, điện thoại rất lớn ở nước ta. Điều này sẽ góp phần đẩy nhanh hơn quá trình nội địa hóa, làm gia tăng giá trị cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. PV