“Cơ hội vàng” cho logictics

00:00 12/10/2020

Thời gian gần đây, hàng loạt chính sách mới cho ngành logictics Việt Nam đã được ban hành. Đây được nhận định là cơ hội vàng cho ngành logictics Việt Nam phát triển.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chi phí logistics của Việt Nam tương đương với khoảng 20,9% GDP; trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%, cao gấp đôi so với nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, chi phí logistics của Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 11% GDP, các nước thuộc khối EU khoảng 10%, Thái Lan khoảng 18%, Trung Quốc chiếm 19% GDP.

Dư địa lớn

Theo Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu trong tháng 6 ước đạt 19,6 tỷ USD, trị giá nhập khẩu ước đạt 19,7 tỷ USD, cán cân thương mại thâm hụt 100 triệu USD. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra dự báo tính đến hết năm 2018, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu dự kiến đạt khoảng 475,5 tỷ USD và còn tăng trong những năm tới. Với kim gạch xuất nhập khẩu được dự đoán là tiếp tục tăng, Việt Nam được nhận định là đang nắm trong tay “cơ hội vàng” để phát triển ngành logistics.

Nói như Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại hơn bất kỳ nước nào trong khu vực, nhờ đó Việt Nam đang nổi lên là một trung tâm sản xuất công nghiệp toàn cầu và là điểm đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) rất lớn.

Thời gian gần đây, hàng loạt chính sách mới cho ngành logictics Việt Nam đã được ban hành. Đây được nhận định là cơ hội vàng cho ngành logictics Việt Nam phát triển

Bên cạnh đó, nằm ở trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế, Việt Nam có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. 3.000km đường bờ biển trải từ Bắc vào Nam với nhiều điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa xuất nhập khẩu đến với thế giới chính là yếu tố lý tưởng để tiến hành các hoạt động trung chuyển như quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập, tái xuất.

Hơn nữa, khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa tăng dẫn đến doanh thu các doanh nghiệp logistics được cải thiện và thị trường logistics Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, trái với những kỳ vọng được mong đợi thì logictis Việt lại được đánh giá là chưa thoát khỏi “cái bóng” của chính mình.

Hạ tầng chưa đồng bộ

Đáng nói, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hạ tầng giao thông ở nước ta vẫn chưa đồng bộ, còn hạn chế  kết nối với nhau, chưa liên thông và phối hợp tốt giữa các phương thức giao thông: đường bộ- đường thủy- đường sắt- đường hàng không. Sự kết nối kém giữa các phương thức vận tải cũng là rào cản lớn nhất trong việc giảm giá thành vận tải và giảm chi phí logistics nói chung. Sự chia sẻ, kết nối cộng đồng của một số nhóm doanh nghiệp cùng hoạt động trong một tuyến và ngành hàng, kể cả các doanh nghiệp vận tải, dịch vụ vận tải và logistic cũng chưa tốt.

Nói Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công, hệ thống hạ tầng giao thông của chúng ta còn chưa đồng bộ, tính kết nối còn hạn chế, đặc biệt là kết nối các trung tâm sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, các vùng nguyên liệu, vật liệu với cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa thông qua hệ thống đường bộ và đường sắt. Cơ sở hạ tầng hệ thống dịch vụ hỗ trợ vận tải còn thiếu, manh mún, thiếu tính kết nối đặc biệt là việc thiếu những cảng cạn, trung tâm logistic có quy mô và vị trí thuận tiện tại mỗi khu vực kinh tế trọng điểm để làm đầu mối trung chuyển phân phối hàng hóa đã ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức”, ông Công nói và nhận định đây là rào cản lớn, điểm nghẽn đối với hoạt động vận tải làm tăng giá thành vận chuyển, giảm tính cạnh tranh về giá sản phẩm.

Theo Bộ Giao thông vận tải, bên cạnh hạn chế của mỗi lĩnh vực, sự kết nối chưa tốt giữa các phương thức vận tải là nguyên nhân quan trọng khiến năng lực của cả hệ thống chưa được khai thác hiệu quả. Theo tính toán, chi phí vận chuyển container loại 40 feet bằng đường bộ từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh (không tính chi phí xếp dỡ 2 đầu) khoảng 40 triệu đồng, cao gấp 9,7 lần so với vận chuyển bằng đường biển và hơn 2,5 lần so với vận chuyển bằng đường sắt. Với vận tải quốc tế, hạn chế của hệ thống cảng biển, đội tàu biển Việt Nam cũng làm “đội” chi phí đối với một phần hàng hóa xuất nhập khẩu bởi tỷ lệ trung chuyển qua cảng biển nước ngoài vẫn ở mức cao.

Đường lớn đã rộng

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh ngành logistics toàn cầu.

Vì vậy, để ngành logictics phát triển nhiều chuyên gia, để ngành logictics phát triển Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Lê Duy Hiệp kiến nghị, cần có giải pháp tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, tăng cường kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics với nhau để giảm chi phí, tăng tỷ lệ thuê ngoài của dịch vụ logistics, khuyến khích sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ để tối ưu quá trình vận chuyển; giảm thiểu chi phí thông quan hàng hóa.

Mặt khác, để giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics và kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.

Song song với đó, Bộ Giao thông Vận tải đã ký Quyết định số 767/QĐ - BGTVT ngày 17/4/2018 công bố phương án cắt giảm, đơn giản 384/570 điều kiện kinh doanh, tương đương 67,36% các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Những thay đổi về mặt chính sách như đã nói ở trên được kỳ vọng sẽ giúp ngành logictics Việt Nam, trong thời gian tời, sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Minh Vân