Chùa Keo một di sản 400 năm tuổi nơi quê lúa Thái Bình

00:00 12/10/2020

DNHN- Theo Wikipedia cho biết Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang Tự và được coi là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc  400 năm tuổi .

Chùa Keo Thái Bình nằm ở Xã Duy nhất, Huyện Vũ Thư, Thái Bình ( ảnh nguồn minh họa internet) Tương truyền  nguyên thủy chùa do thiên sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông hồng từ 1061 dưới thời Lý Thánh Tông tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Tuy nhiên, theo Thánh tổ thực lục diễn ca lưu giữ ở chùa thì ban đầu chùa Keo có tên gọi là Nghiêm Quang tự, sư tổ của chùa chính là Lý Triều Quốc Sư: Thiền sư Nguyễn Minh Không (pháp hiệu là Không Lộ). Ban đầu chùa có tên là Nghiêm Quang Tự đến năm 1167 mới đổi thành Thân Quang Tự vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.  Kiến trúc của chùa Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Thái Bình – mảnh đất của những cánh đồng phì nhiêu, tươi tốt. Nằm bên bờ sông Hồng, một trong hai con sông lớn nhất Việt Nam (sông Hồng, Sông Cửu Long). Bởi vậy Thái Bình luôn đón nhận được những lớp phù sa phì nhiêu bồi tụ. Nó chính là chất liệu để làm nên đặc trưng truyền thống nông nghiệp lúa nước nơi đây, để rồi những đặc trưng đó đã quy định những giá trị văn hóa của vùng đất này – văn hóa nông nghiệp lúa nước. Kiến trúc chùa Keo Chùa keo là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều hạng mục công trình. Bên cạnh những hạng mục công trình còn khá nguyên vẹn, thì do thời gian tàn phá nên nhiều công trình đã được trùng tu, tôn tạo, thay thế nên mang tính hiện đại hơn. Nhưng dù có sự biến đổi nó vẫn giữa được những nét đặc sắc riêng của phong cách kiến trúc một thời. Ở đây chỉ xin tập trung vào những công trình kiến trúc mang tính tiêu biểu, còn những công trình mang màu sắc hiện đại thì chỉ mang tính đề cập. Chùa Keo có một phong cách kiến trúc rất độc đáo. Với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và với những đường nét chạm trổ rất tinh xảo đã tạo cho nơi đây một phong cách riêng. Toàn cảnh chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình với 157 gian. Hiện nay chùa Keo còn 17 công trình với 128 gian. Đó là các công trình kiến trúc chính như: chùa Phật, điện Thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá, vườn tháp, v.v… Khu chùa Phật là nơi tập trung nhiều nhất các pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao vào thế kỷ 17, 18 đó là tượng Tuyết Sơn, La Hán, quan thế âm Bồ Tát...

Khu tượng phật tại chủa keo ( ảnh trần việt anh)

Hằng năm, tại chùa Keo diễn ra hai kỳ hội: Hội Xuân và hội Thu. Hội Xuân diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng với các trò vui hội như thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm.... Hội Thu diễn ra vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch mang đậm tính chất hội lịch sử, gắn liền với cuộc đời của sư Không Lộ. Ngoài việc tế, lễ, rước kiệu, hội còn thi bơi trải trên sông và các nghi thức bơi trải cạn chầu Thánh, mùa ếch vồ... Với vẻ đẹp về mặt kiến trúc, sự linh thiêng về mặt tâm linh thì chùa Keo thực sự trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách gần xa, đồng thời là niềm tự hào của người dân nơi đây. Nhưng trước sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên, sự xâm hại của con người… thì đòi hỏi các cơ quan chức năng và người dân địa phương cần phải phối kết hợp với nhau một cách chặt chẽ trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của ngôi chùa, để ngôi chùa mãi là: “Kiệt tác kiến trúc của thế kỷ XVII”. Kim Bùi  /Tổng Hợp