Chính quyền xã thực thi trái pháp luật, có hay không lợi ích nhóm?

00:00 12/10/2020

Vụ việc tại xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội:Chính quyền xã thực thi trái pháp luật, có hay không lợi ích nhóm? 

Trong đơn trình bày của 19 hộ dân có đất 5% ở Ngõ Dỏ, thôn Phúc Lâm Thượng, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã được Nhà nước cấp từ năm 1960, từ đó đến nay các hộ gia đình đã canh tác và đóng góp đầy đủ nghĩa vụ như: thuế thủy lợi phí bảo vệ HTX NN, UBND xã và Nhà nước. Căn cứ theo Nghị định 64/1993/CP, ngày 27/9/1993 về việc quy định đất canh tác cho công dân với nội dung chết không lấy, ra sinh không cấp nữa. Vụ việc xảy ra vào ngày 13/6/2016, ông Chủ tịch xã Phúc Lâm Dương Văn Phú ban hành Văn bản số 31/TB-UBND thu hồi diện tích đất trên của các hộ dân, nội dung trong Văn bản số 31 đất 5% của các hộ dân “tự nhiên được đổi tên” thành đất quỹ 2. Thô bạo hơn nữa, đến ngày 14/06, chính quyền xã Phúc Lâm huy động rất nhiều thành phần trong tổ bảo nông, ban công an xã dùng máy xúc đến phá vỡ mặt bằng ruộng trên phần đất 5% của những hộ dân nêu trên. Theo ông Nguyễn Văn Tư phản ánh, ông đã bị một số người của chính quyền xã giật điện thoại khi ông giơ điện thoại lên để chụp, và ném xuống mương. Phần lớn người dân bức xúc không đồng tình với lối hành xử theo kiểu “xã hội” của chính quyền xã Phúc Lâm.

đaion-tu-cua-xa-phuc-lam

don-tu-cua-xa-phuc-lam

don-tu-cua-xa-phuc-lam

Con đường 419 với mặt đường 100m sẽ đi qua xã Phúc Lâm dọc theo sườn khu đất 5% của 47 hộ dân, tương đương với gần 1hecta đất. Qua tìm hiểu của phóng viên thì 28 hộ dân đã đồng ý đổi sang khu đất khác được gọi là đất quỹ 1 theo sự vận động của chính quyền xã Phúc Lâm, còn 19 hộ kiên quyết không di dời. Chính quyền xã Phúc Lâm lấy lí do lập dự án lấy toàn bộ 1hecta đất của 47 hộ, tạo quỹ đất để thực hiện dự án trồng nhân giống đậu tương tại Ngõ Dỏ, thôn Phúc Lâm Thượng, xã Phúc Lâm. Và để hỗ trợ cho lí do trên thì chính quyền xã tạo thêm một áp lực nữa là: nếu hộ nào không nhận đất mới, là sẽ không cấp sổ đỏ. Điều rất phi lí, đất của 47 hộ dân ở đây là đất 5% được cấp và sử dụng từ năm 1960. Theo Luật Đất đai, đất 5% là đất nông nghiệp được Nhà nước giao sử dụng lâu dài. Không hiểu căn cứ nào, chính quyền xã Phúc Lâm lại áp đặt toàn bộ quỹ đất của 47 hộ dân trên thành quỹ đất 2 mà theo luật đất đai: Đất quỹ 2 là đất dư thừa thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng được Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân thuê lại để sản xuất có thời hạn. Đại diện các hộ gia đình của 19 hộ dân đều rất bức xúc cho rằng: Ở đây có vấn đề lợi ích nhóm. Chính quyền xã Phúc Lâm đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con nông dân dụ dỗ, đe nẹt, để lấy đất của bà con một cách bất hợp pháp. 28 hộ đã nhận đất quỹ 1 đều trách cứ rằng: “Ở tại đất cũ 5% bà con đều trồng lúa và trồng màu được, nay chuyển sang khu đất mới là ruộng hai lúa không trồng màu được”. Khi được hỏi về thủ tục, quy trình của chính quyền xã Phúc Lâm về việc dồn điền đổi thửa, các hộ dân đều cho biết: họ có được họp dân nhưng trên cơ sở là xã tự vẽ dự án, tự vẽ kế hoạch dồn điền đổi thửa rồi phổ biến cho dân áp đặt yêu cầu dân phải đổi đất và vẫn bằng thứ lí luận “nếu dân không nhận đất mới thì xã không cấp sổ đỏ”. Toàn bộ các hộ dân, kể cả hộ đã đi rồi cũng như hộ chưa đi khẳng định không kí bất cứ một biên bản nào với chính quyền xã về việc dồn điền đổi thửa này. Đặc biệt, gia đình ông Đinh Tiến Đã trên khu đất gia đình đã quy tập mộ liệt sĩ và được xã đồng ý cho xây lăng mộ từ năm 2008. Ngày 14/06 lực lượng thực thi công việc của xã đã tự ý phá vỡ tường lăng mộ của gia đình ông. Phóng viên các cơ quan báo chí có làm việc với ban lãnh đạo xã Phúc Lâm, đứng đầu là ông Dương Văn Phú - Chủ tịch UBND xã. Khi được hỏi về toàn bộ hồ sơ, trình tự, thủ tục, căn cứ đề án dồn điền đổi thửa của thôn Phúc Lâm Thượng, xã Phúc Lâm, tại thời điểm đó, chính quyền xã chỉ trình bày bằng miệng chứ không cung cấp được bất cứ hồ sơ giấy tờ nào và đại diện chính quyền xã công nhận không có biên bản họp có chữ kí của các hộ dân. Khi được hỏi hình thức Văn bản số 31/TB-UBND ngày 13/06/2016 về việc chính quyền xã Phúc Lâm thông báo cho người dân “v/v tổ chức thu hồi giải phóng mặt bằng (GPMB) quỹ đất 2 tại Ngõ Dỏ, thôn Phúc Lâm Thượng, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội” với thuật ngữ thu hồi giải phóng mặt bằng. Tiếp đó tại Điều 3 của Văn bản, thời gian thực hiện 07h00’ ngày 14/06/2016 UBND xã sẽ tổ chức giải phóng mặt bằng theo luật định. Toàn bộ hình thức và nội dung Thông báo số 31 của chính quyền xã Phúc Lâm hoàn toàn trái pháp luật. Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND xã Phúc Lâm trả lời do xã thiếu hiểu biết. Rất nhiều ngày trôi qua, đến nay chính quyền xã Phúc Lâm vẫn chưa cung cấp cho cơ quan báo chí hồ sơ pháp lý của dự án dồn điền đổi thửa tại khu vực Ngõ Dỏ, thôn Phúc Lâm Thượng, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Doanh nghiệp và Hội nhập, Báo điện tử doanhnghiepvn.vn, doanhnghiepnet.com.vn sẽ tiếp tục theo dõi và phản ánh thông tin vụ việc trên đến bạn đọc. [box]Điều 78 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện “dồn điền đổi thửa”: 1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. 3. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi ruộng đất theo phương án được duyệt. 4. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính. 5. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nộp hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận. 6. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: a) Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung thay đổi vào đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận. b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất. c) Lập hoặc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; tổ chức trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp người sử dụng đất đang thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trao Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 5, Điều 76, của Nghị định này.[/box] PV. Tổng Hợp