Cấp bách việc quản lý sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc trừ cỏ

00:00 12/10/2020

Đây là nhận định của nhiều tham luận tại Hội thảo “Thực trạng, thách thức trong quản lý và sử dụng thuốc trừ cỏ tại Việt Nam” do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều ngày 28/8, tại Hà Nội.

700 triệu USD nhập thuốc trừ sâu và trừ bệnh từ Trung Quốc

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trung bình khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi khoảng 500-700 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu và thuốc trừ sâu từ Trung Quốc. Trong số này, chiếm 48% là thuốc trừ cỏ (19.000 tấn), còn thuốc trừ sâu và trừ bệnh chiếm khoảng 32% (16.400 tấn), ngoài ra còn một lượng thuốc điều hòa sinh trưởng khoảng 900 tấn. Thuốc trừ cỏ dùng trên mọi đối tượng cây trồng, trong đó dùng trên lúa là nhiều nhất.

Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - dẫn số liệu của Viện Tài nguyên môi trường quốc tế nêu rõ: Khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên 1ha cây trồng/năm ở Việt Nam cao hơn hẳn một số nước trong khu vực. Cụ thể, con số này ở Việt Nam là 2kg/ha, trong khi tại Thái Lan là 1,8kg/ha, Bangladesh là 1,1kg/ha và Senegan chỉ là 0,2kg/ha. Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều và khó kiểm soát.

Ông Hồ Xuân Hùng nhận định, thuốc trừ cỏ hiện nay vẫn chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp cải thiện sức lao động cho người nông dân. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện tình trạng lạm dụng thuốc trừ cỏ đem đến nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Vì vậy, tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc trừ cỏ là một yêu cầu đặc biệt cấp bách.

Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

700 triệu USD nhập thuốc trừ sâu và trừ bệnh từ Trung Quốc

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trung bình khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi khoảng 500-700 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu và thuốc trừ sâu từ Trung Quốc. Trong số này, chiếm 48% là thuốc trừ cỏ (19.000 tấn), còn thuốc trừ sâu và trừ bệnh chiếm khoảng 32% (16.400 tấn), ngoài ra còn một lượng thuốc điều hòa sinh trưởng khoảng 900 tấn. Thuốc trừ cỏ dùng trên mọi đối tượng cây trồng, trong đó dùng trên lúa là nhiều nhất.

Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - dẫn số liệu của Viện Tài nguyên môi trường quốc tế nêu rõ: Khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên 1ha cây trồng/năm ở Việt Nam cao hơn hẳn một số nước trong khu vực. Cụ thể, con số này ở Việt Nam là 2kg/ha, trong khi tại Thái Lan là 1,8kg/ha, Bangladesh là 1,1kg/ha và Senegan chỉ là 0,2kg/ha. Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều và khó kiểm soát.

Ông Hồ Xuân Hùng nhận định, thuốc trừ cỏ hiện nay vẫn chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp cải thiện sức lao động cho người nông dân. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện tình trạng lạm dụng thuốc trừ cỏ đem đến nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Vì vậy, tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc trừ cỏ là một yêu cầu đặc biệt cấp bách.

Liên quan đến vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Xuân Hồng - nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) – cho hay: Trong số các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ hóa học được sử dụng với khối lượng nhiều và phổ biến nhất do chi phí thấp, hiệu lực sinh học cao. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học phải chi gấp 20 lần cho phòng trừ cỏ dại so với sản xuất thông thường. Thuốc trừ cỏ không chỉ được sử dụng trên đồng ruộng mà còn được sử dụng trên đất không trồng trọt.

Ông Nguyễn Xuân Hồng đánh giá: Những năm gần đây, lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng trong sản xuất có xu hướng ngày càng tăng. Pháp luật về quản lý thuốc trừ cỏ đã khá đầy đủ, đồng bộ, hài hòa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, công nghệ để phân tích, kiểm định chất lượng về thuốc bảo vệ thực vật cũng từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên, sản xuất của Việt Nam còn nhỏ, manh mún, hiểu biết của người sử dụng thuốc còn hạn chế. Người nông dân hiện vẫn đang sử dụng thuốc dựa vào thói quen. Trong khi đó, số lượng cửa hàng và người buôn bán thuốc còn quá nhiều, điều kiện kinh doanh còn lỏng lẻo, lực lượng thanh tra mỏng. Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc buôn bán, sử dụng thuốc trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay, danh mục thuốc trừ cỏ được phép sử dụng tại Việt Nam gồm 234 hoạt chất và hỗn hợp các hoạt chất với 713 tên thương phẩm.Trong số các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ hóa học được sử dụng với khối lượng nhiều và phổ biến nhất do chi phí thấp, hiệu lực sinh học cao.

Sớm xây dựng chiến lược sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Để quản lý, sử dụng thuốc trừ cỏ một cách hiệu quả, theo ông Nguyễn Xuân Hồng, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý thuốc theo hướng chặt chẽ, đủ sức răn đe, có thể áp dụng kỹ thuật camera giám sát việc sử dụng thuốc trên đồng ruộng để phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, cùng với loại bỏ các thuốc độc hại cần bố trí kinh phí và thực hiện việc đánh giá, phát hiện các thuôc kém chất lượng, hiệu lực thấp để có cơ sở khoa học và thực tiễn loại bỏ khỏi Danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam.

Trên cơ sở Luật Bảo vệ thực vật và kinh doanh thực vật sẽ được ban hành, cần có nghị định và thông tư mới riêng về quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó cần có quy định cụ thể về xây dựng, ban hành và sử dụng danh mục thuốc bảo vệ thực vật; hạn chế số lượng hoạt chất trong Danh mục; hạn chế các loại hoạt chất hỗn hợp, hạn chế số tên sản phẩm cho một hoạt chất; tăng tỷ lệ thuốc sinh học lên 30-40% trong 5-7 năm tới…Thuốc nhập khẩu phải có phiếu xác nhận xuất xứ, phù hợp với hồ sơ đăng ký; tăng thuế nhập khẩu với các loại thuốc thuộc diện không khuyến khích sử dụng, miễn thuế đối với loại thuốc khuyến khích sử dụng, thân thiện môi trường, ít độc hại; định kỳ 3 năm/lần cần rà soát lại sản phẩm, loại bỏ các loại thuốc không hoặc chưa sử dụng trên thị trường, thuốc đã bộc lộ nhiều nhược điểm, hạn chế.

Liên quan đến vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Xuân Hồng - nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) – cho hay: Trong số các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ hóa học được sử dụng với khối lượng nhiều và phổ biến nhất do chi phí thấp, hiệu lực sinh học cao. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học phải chi gấp 20 lần cho phòng trừ cỏ dại so với sản xuất thông thường. Thuốc trừ cỏ không chỉ được sử dụng trên đồng ruộng mà còn được sử dụng trên đất không trồng trọt.

Ông Nguyễn Xuân Hồng đánh giá: Những năm gần đây, lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng trong sản xuất có xu hướng ngày càng tăng. Pháp luật về quản lý thuốc trừ cỏ đã khá đầy đủ, đồng bộ, hài hòa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, công nghệ để phân tích, kiểm định chất lượng về thuốc bảo vệ thực vật cũng từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên, sản xuất của Việt Nam còn nhỏ, manh mún, hiểu biết của người sử dụng thuốc còn hạn chế. Người nông dân hiện vẫn đang sử dụng thuốc dựa vào thói quen. Trong khi đó, số lượng cửa hàng và người buôn bán thuốc còn quá nhiều, điều kiện kinh doanh còn lỏng lẻo, lực lượng thanh tra mỏng. Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc buôn bán, sử dụng thuốc trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay, danh mục thuốc trừ cỏ được phép sử dụng tại Việt Nam gồm 234 hoạt chất và hỗn hợp các hoạt chất với 713 tên thương phẩm.Trong số các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ hóa học được sử dụng với khối lượng nhiều và phổ biến nhất do chi phí thấp, hiệu lực sinh học cao.

Nhiều ý kiến được đưa ra tại hội thảo đề nghị phối hợp chặt chẽ với các trung tâm khuyến nông, hợp tác xã để đẩy mạnh vai trò của các chương trình hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách an toàn hiệu quả

Bản chất thuốc trừ cỏ không gây hại nếu sử dụng đúng - đây là thông điệp được nhắc nhiều lần tại hội thảo này. Theo CropLife Việt Nam, thời gian trung bình để có được một sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật mới, trong đó có thuốc trừ cỏ, từ giai đoạn nghiên cứu, cấp phép đến khi ra thị trường hiện nay là 11 năm với tổng chi phí khoảng 286 triệu đô la Mỹ. Điều này cho thấy giai đoạn nghiên cứu và phát triển rất khắc nghiệt, nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng là hiệu quả, an toàn cho sức khoẻ con người và môi trường. “Mặc dù, các hoạt động đào tạo, tập huấn nông dân của CropLife chưa thể tiếp cận tới tất cả 10 triệu nông hộ trên cả nước, nhưng chúng tôi vẫn đang nỗ lực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đối tác có liên quan để thúc đẩy hiệu quả các chương trình này, trong đó chiến lược là triển khai các chương trình theo ngành hàng, chuỗi giá trị. Chúng tôi mong muốn có thể tiếp cận và mang các chương trình này tới khoảng 1 triệu nông dân trong năm 2020” – ông Bùi Kịp, đại diện CropLife Việt Nam - khẳng định.

Nguyễn Hạnh