Cận Tết, xuất hiện website “nhái” bán vé tàu giá "cắt cổ"

00:00 12/10/2020

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cảnh báo người dân về tình trạng các website giả mạo đăng bán vé tàu với giá cao hơn rất nhiều lần giá gốc.

 

Tiêu dùng & Dư luận - Cận Tết, xuất hiện website “nhái” bán vé tàu giá 'cắt cổ'

Xuất hiện nhiều website bán vé tàu với giá "cắt cổ".

Theo Pháp luật TP.HCM, thời gian gần đây, ngành ĐSVN phát hiện các các trang có tên miền gần giống với website của ngành như vietnam-rai…com; www.vietnam-rail...net... nhưng lại đăng bán vé tàu và vé máy bay với giá cắt cổ.

Những website này nhắm vào các đối tượng khách hàng thiếu hiểu biết đặc biệt là các hành khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch.

Báo Lao Động ghi nhận, với vé tàu chiều đi Sài Gòn - Hà Nội ngày 17/1, website www.vietnam-rail...com cho biết vẫn còn vé, nhưng giá vé là 67USD, cộng thêm phí dịch vụ lên tới 69,68USD. Nếu nhân cho tỉ giá khoảng 23.300 đồng/1USD thì giá vé tổng trên website này là khoảng 1.623.000 đồng. Trong khi đó, giá vé của ĐSVN chỉ 1.200.000 đồng. Như vậy mức giá của website bên ngoài cao hơn khoảng 423.000 đồng, tương đương khoảng 35%. Còn ở website www.vietnam-rail...com giá vé vẫn cao hơn giá gốc đến 22%.

Tiêu dùng & Dư luận - Cận Tết, xuất hiện website “nhái” bán vé tàu giá 'cắt cổ' (Hình 2).

Giá vé gốc trên website chính thức của ngành ĐSVN.

Tiêu dùng & Dư luận - Cận Tết, xuất hiện website “nhái” bán vé tàu giá 'cắt cổ' (Hình 3).

Trong khi mức giá vé tàu chuyến cùng ngày (21.2.2019) và cùng loại ghế ngồi trên www.vietnam-rail...net có giá thấp nhất là 79,3USD (ảnh: Lao Động).

Tuy nhiên, không chỉ lấy với mức giá cao hơn từ 20-35% mà các website còn cộng thêm các loại phí.Trong trường hợp mức giá vé 62,8USD chuyến tàu chạy ngày 17/1 chiều Sài Gòn – Hà Nội tại website www.vietnam-rail...net, trên thực tế hành khách trả bằng tiền Việt lên tới 1.538.600 đồng, tính ra tỉ giá quy đổi lên tới mức 24.500 đồng/1USD, cao hơn tỉ giá thị trường tự do hiện hành hơn 5%. Như vậy khách hàng còn phải trả thêm các loại phí cho những website này như phí dịch vụ, phí chuyển đổi ngoại tệ, và thậm chí là khoản thu phụ trội Tết.

Tiêu dùng & Dư luận - Cận Tết, xuất hiện website “nhái” bán vé tàu giá 'cắt cổ' (Hình 4).

Tổng giá vé 62,8USD, nhưng qui đổi ra tiền Việt lên đến 1.538.600 đồng (ảnh: Lao Động).

Để tránh thiệt hại cho hành khách, tổng công ty Đường sắt Việt Nam khuyến cáo: Để đặt mua vé, tìm hiểu thông tin giờ tàu, giá vé và một số quy định khác, hành khách cần truy cập vào trang website chính thức của tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại địa chỉ http://dsvn.vn.

Ngoài ra hành khách truy cập thêm các trang website dưới đây để tìm hiểu về các chính sách và quy định của ngành đường sắt: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (www.vr.com.vn); công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (www.vantaiduongsathanoi.vn; www.facebook.com/duongsathanoi).

Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của hành khách đi tàu, khi có sự cố xảy ra như mất vé, trùng chỗ trên tàu, đổi trả vé…, ngành đường sắt khuyến cáo người dân khi mua vé cần có giấy tờ tùy thân hợp lệ. Hành khách nên lưu giữ mã vé của thẻ lên tàu để tra cứu lại thông tin khi cần thiết.

Bá Di (Tổng hợp)