Các doanh nghiệp quảng cáo kêu cứu

00:00 12/10/2020

Vừa qua, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời có đơn kêu cứu khẩn cấp đến các cơ quan chức năng của Trung ương và Thành phố Hà Nội phản ánh những bất cập về nội dung chỉ thị 16/CT-UBND do UBND Thành phố Hà Nội ban hành ngày 03/08/2016 “Về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành Phố Hà Nội”. banner-lh-quang-cao Trong đơn các doanh nghiệp trình bày : Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 03/ 08/ 2016 “ Về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Đây là hoạt động nhằm chấn chỉnh, lập lại kỷ cương để hoạt động quảng cáo của Thành phố đi vào nền nếp. Tuy nhiên việc triển khai chỉ thị của Chủ tịch UBND tại thời điểm này với sự ra quân cấp bách và toàn diện với số lượng xử lý biển bị tháo dỡ (theo danh sách 190 bảng đã công bố) sẽ nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Thời  hạn để hoàn thành kế hoạch của UBND thành phố đã là ngày 03/09/2016 điều này làm cho các doanh nghiệp hoang mang và rất lo lắng cho số tài sản và hoạt động kinh doanh chính đáng của doanh nghiệp bị tổn thất mạnh mẽ thậm chí có thể dẫn đến tình trạng phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngày 01/09/2016 tại buổi họp do Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (HHQCVN) chủ trì có sự tham dự của: Lãnh đạo HHQCVN, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, đại diện một số cơ quan báo chí, luật sư…trong buổi làm việc các doanh nghiệp quảng cáo đã chia sẻ những khó khăn bức xúc khi phải thực hiện Chỉ thị 16/CT-UBND do UBND Thành phố Hà Nội ban hành ngày 03/08/2016, kiến nghị cần giải quyết một cách linh hoạt thấu tình hợp lí tạo sự công bằng giữa chính quyền và Doanh nghiệp, Doanh nghiệp với Doanh nghiệp tránh tổn thất nặng nề lãng phí cho Doanh nghiệp. Những kiến nghị của Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời xoay quanh chỉ thị 16/CT-UBND tập trung vào những vấn đề như sau: Một là: Thành phố đã chậm trễ trong việc xây dựng và ban hành quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn. Điều này về mặt pháp lý, Thành phố chưa thực hiện đúng Điều 38 Luật Quảng cáo (có hiệu lực từ 01/01/2013) quy định cho UBND cấp tỉnh có trách nhiệm “Xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực”. Thực tế nhiều tỉnh chưa làm được quy hoạch mới nhưng phần lớn vẫn cho các quảng cáo đã nằm trong quy hoạch cũ được tiếp tục thực hiện cho đến khi có quy hoạch mới ban hành hoặc được bổ sung làm mới nếu xét thấy đề án phù hợp với quy hoạch đang xây dựng. Nhờ đó, hoạt động quảng cáo ở hầu hết các địa phương được diễn ra bình thường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng cáo yên tâm với công việc, ít xảy ra các vi phạm. Hai là: Theo phản ánh của các Doanh nghiệp quảng cáo, tình trạng gây khó, sách nhiễu, tiêu cực ...trong lĩnh vực quảng cáo ở Hà Nội khá phổ biến. Tiếp xúc với các cơ quan quản lý các doanh nghiệp đều phải thực hiện phương châm” Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nếu trái ý thì “hãy đợi đấy!”. Chỉ thị 16/CT-UBND không đề cập đến vấn đề này khi đánh giá tồn tại nên cũng không đưa ra biện pháp xử lý. Đây là một nguyên nhân khá quan trọng khiến tình trạng vi phạm trong hoạt động quảng cáo trong cả nước nói chung và đặc biệt của Hà Nội nói riêng rất khó giải quyết nếu các hiện tượng tiêu cực không được ngăn chặn, giải quyết rốt ráo. Ba là: Trong khi Chính phủ đang chủ trương xây dựng một Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển thì việc xử lý một cách cứng nhắc theo Chỉ thị 16/CT-UBND do Thành phố Hà Nội ban hành ngày 03/08/2016 sẽ làm cho hình ảnh của Thành phố bị ảnh hưởng rất nhiều. Tài sản (bảng, biển) của các doanh nghiệp rất bị coi rẻ, mặc dù trung bình mỗi bảng cũng phải 7-800 triệu đồng nay có nguy cơ bị tháo dỡ không thương tiếc. Theo đó sẽ làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, thậm trí có thể đi đến phá sản, gây cho xã hội một sự lãng phí vật chất to lớn cho dù đó là tiền của doanh nghiệp bỏ ra và tính thiệt hại của các doanh nghiệp nên đến vài trăm tỷ đồng. Do vậy, chính quyền Thành phố Hà Nội cần cân nhắc rất kỹ, không để hàng trăm con người với hàng chục doanh nghiệp có nguy cơ thất nghiệp và phá sản mà trong đó có phần trách nhiệm của các cơ quan quản lý của Thành phố Hà Nội. HHQCVN và các doanh nghiệp quảng cáo đã có văn bản kiến nghị với Chính quyền Thành phố Hà Nội đề nghị không thực hiện Chỉ thị 16/CT-UBND do UBND Thành phố Hà Nội ban hành ngày 03/08/2016 theo kiểu đánh đồng không công bằng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với chính quyền gây tổn hại quá lớn cho doanh nghiệp và kiến nghị những giải pháp như sau. a, Loại bảng đã được nằm trong quy hoạch cũ, nay Sở VHTT đang tạm dừng tiếp nhận hồ sơ để chờ quy hoạch mới. Loại này không thể coi là vi phạm  mà có thể được giữ lại đến khi có quy hoạch mới theo tinh thần kế thừa quy hoạch trước; tiếp tục cho cấp phép nội dung quảng cáo để các doanh nghiệp kinh doanh. b, Loại bảng đã được các sở, ban, ngành, quận, huyện cho phép xây dựng dưới hình thức xã hội hóa để phục vụ nhiệm vụ chính trị kết hợp làm quảng cáo. Loại này nếu bảng nào sử dụng đúng mục đích và tương lai sẽ nằm trong quy hoạch mới thì có thể giữ lại tiếp tục sử dụng như mục đích đã cam kết. Nếu bảng nào sai mục đích hoặc không nằm trong quy hoạch thì mới phải tháo dỡ. c, Loại bảng nằm trong các khuôn viên thuộc quyền sử dụng của các trung tâm thương mại, nhà ga, bến xe...Loại này chủ yếu do các chủ tự quảng cáo, nếu không làm ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan đô thị thì nên cho tồn tại. d, Loại bảng do doanh nghiệp làm chui, chộp giật, đánh lẻ, vô tổ chức, bất chấp quy định. Loại này cần được  tháo dỡ triệt để không cần xem xét. Đề nghị Thành phố Hà Nội sớm xét duyệt, ban hành Quy định đồng bộ với Quy chế quản lý quảng cáo ngoài trời trên địa bàn để làm cơ sở cho việc đưa hoạt động quảng cáo của Hà Nội vào trật tự, nền nếp, hạn chế đi tới giảm thiểu tình trạng vi phạm quảng cáo. Đề nghị Thành phố và các cơ quan chức năng nghiên cứu, tiếp tục cải cách hành chính một cách mạnh mẽ, triệt để áp dụng công nghệ thông tin tạo sự đột phá trong việc quản lý hoạt động quảng cáo cho xứng với tầm vóc của Thủ đô. Căn cứ vào nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ “ Về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến 2020” ; căn cứ vào đơn kêu cầu khẩn cấp của hội viên là các doanh nghiệp quảng cáo trên địa bàn Hà Nội; với vai trò của một tổ chức xã hội nghề nghiệp là cầu nối để chuyển tải tiếng nói của doanh nghiệp đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam sẽ tiếp tục kiến nghị với Chính quyền Thành phố Hà Nội và Trung ương để xem xét, can thiệp bảo vệ quyền và tránh gây tổn thất cho Doanh nghiệp. Box: Chỉ thị 16/CT-UBND của UBND Thành phốHà Nội ban hành ngày 03/08/2016 “Về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội”: Hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố đang diễn ra sôi động, phong phú với nhiều loại hình. Bên cạnh những tác động tích cực, còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập : Quảng cáo liên quan nhiều ngành quản lý nhà nước ; hoạt động đa dạng; tình trạng vi phạm còn phổ biến tập trung ở 02 loại hình: bảng quảng cáo đứng một cột và bảng cáo trên dải phân cách; việc xử lý vi phạm chưa được chặt chẽ, kiên quyết, đồng bộ. Để hoạt động quảng cáo thực hiện đúng quy định, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo, thực hiện một số nhiệm vụ sau: 1.Sở Văn hóa và Thể  thao: - Chủ trì xây dựng Kế hoạch, phân công trách nhiệm cho từng thành viên Đoàn Thanh tra liên ngành theo dõi, đôn đốc, phối hợp thực hiện xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo của các quận, huyện, thị xã; Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ các bảng quảng cáo vi phạm (bảng đứng độc lập và bảng quảng cáo trên giải phân cách); tổ chức làm việc với các quận, huyện, thị xã và các Doanh nghiệp có bảng quảng cáo vi phạm yêu cầu tổ chức tháo dỡ. Rà soát, báo cáo, tham mưu UBND Thành phố tổ chức lực lượng xử lý, cưỡng chế, tháo dỡ các bảng quảng cáo vi phạm trên địa bàn Thành phố còn tồn tại sau thời gian 01 tháng kể từ ngày Chủ tịch UBND Thành phố ban hành Chỉ thị “Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố”; 2.UBND các quận, huyện, thị xã: - Kiểm tra, xử lý, tháo dỡ hoàn toàn các công trình (khung, bảng, cột) quảng cáo vi phạm, tập trung xử lý 02 loại hình bảng quảng cáo: Bảng một cột trụ và bảng quảng cáo hộp đèn trên giải phân cách, trả lại mặt bằng nguyên trạng ban đầu (Hoàn thành trong thời gian 01 tháng từ ngày Chủ tịch UBND Thành phố ban hành Chỉ thị này). Thông tin sẽ tiếp tục được đăng tải đến bạn đọc. PV