Bộ Công Thương lấy ý kiến về tiêu chí hàng "made in Vietnam"
Tiêu chí hàng “made in Vietnam” do Bộ Công Thương soạn thảo và đang lấy ý kiến có quy định, sản phẩm được công nhân phải đạt tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa 30% và phải vượt qua khâu gia công đơn giản.
Theo dự thảo Thông tư về tiêu chí dán mác "made in Vietnam" cho hàng sản xuất trong nước lưu thông trên thị trường nội địa, sản phẩm được coi là "made in Vietnam" nếu có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam. Các sản phẩm thuộc nhóm này như: cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng, khoáng sản...
Trường hợp hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng và đảm bảo 2 tiêu chí về chuyển đổi mã số (mã HS) và hàm lượng giá trị gia tăng... thì được coi là hàng hoá của Việt Nam.
Bộ Công Thương cũng đưa ra 2 công thức trực tiếp và gián tiếp để xác định hàm lượng giá trị gia tăng. Theo các tính trực tiếp, nếu hàng có giá nguyên liệu đầu vào xuất xứ ở Việt Nam tối thiểu 30% giá xuất xưởng, thì được coi là hàng "made in Vietnam". Còn cách gián tiếp là giá xuất xưởng trừ đi giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam. Ngoài ra, hàng hóa cũng cần phải vượt qua khâu gia công đơn giản.
Theo Bộ Công Thương, quy định về ghi nhãn hàng hóa góp phần vào việc xây dựng và duy trì một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bảo đảm các quyền cơ bản của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định như thế nào thì được gắn nhãn "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam".
Bộ này cho hay, việc thiếu vắng các quy định về việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam" đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm theo quy định của Nghị định 43.
Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử.
Bộ Công Thương khẳng định, về nguyên tắc, Thông tư sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp.
Thông tư chỉ giúp các tổ chức, cá nhân có căn cứ để thực hiện đúng yêu cầu của Nghị định 43, giúp loại bỏ các trường hợp vô tình hay cố tình vi phạm thông tin về nước xuất xứ. Các doanh nghiệp chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc "gian lận xuất xứ", tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng.
Ngoài ra, kết hợp với việc thực thi nghiêm túc Nghị định 43 tại cửa khẩu, Thông tư cũng sẽ giúp loại bỏ dần tình trạng hàng nhập khẩu nhập nhèm "đội lốt" hàng Việt Nam như đã xảy ra thời gian qua.
Hà Linh
Theo: anninhthudo.vn
Tin liên quan
-
Giới siêu giàu thế giới đang đổ 787 tỷ USD vào thị trường nợ tư nhân
Tín dụng bất động sản chịu áp lực kép
Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn
Chậm cổ phần hóa, thoái vốn: Do người đứng đầu DN chưa quyết liệt
U22 thắng lịch sử: Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay
Nên đọc
-
1/
Ca sĩ Thái Thùy Linh trở nên giàu có sau một thập kỷ làm thiện nguyện
-
2/
Bloomberg: Cổ phiếu Việt Nam ngày càng rẻ, nhưng không dễ mua!
-
3/
Giải golf tranh Cup Doanh nghiệp & Hội nhập phía Nam: Sức lan tỏa từ lần đầu "Đi đánh xứ người"
-
4/
Kinh tế ban đêm: "Cửa sáng" cho ngành dịch vụ
-
5/
Để doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm
-
6/
Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc Core Land: Diễn tiếp các chiêu trò mới
-
7/
Tàn khốc vay 8 triệu đồng trả 200 triệu đồng còn nợ 100 triệu đồng, cô gái quyết tự tử
-
8/
TS Nguyễn Sỹ Dũng: Quy định pháp luật xung đột khiến doanh nghiệp rơi vào mớ bòng bong
-
9/
Hà Nội: Hỗ trợ hơn 300 tỷ đồng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
-
10/
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Tiền - Lê Khánh Trình: Hạt giống Việt sẽ nảy mầm trên đất Tây Phi
-
11/
Trung tâm quỹ đất quận Nam Từ Liêm: “phớt lờ” chỉ đạo cấp trên hay vô cảm với quyền lợi DN
-
12/
Giải pháp liên kết thúc đẩy hành động vì hàng Việt
-
13/
ĐBQH Trần Văn Lâm: Tránh góc nhìn “thiên kiến” về doanh nghiệp tư nhân