Bí thư Đinh La Thăng: Đô thị đặc biệt cần cơ chế đặc biệt

00:00 12/10/2020

TPHCM là đô thị đặc biệt, đầu tàu kinh tế của cả nước. Do vậy, hạ tầng giao thông phải phát triển và thành phố cần có cơ chế đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình giao thông.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng nhấn mạnh điều này tại Hội nghị phối hợp công tác giữa TPHCM và Bộ GTVT vừa diễn ra chiều ngày 27/2.
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng: Đô thị đặc biệt cần cơ chế đặc biệt
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng: Đô thị đặc biệt cần cơ chế đặc biệt
Theo Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, TPHCM là đô thị điển hình năng động của cả nước. Do đó, cần tập  trung hoàn thiện thể chế, chính sách mang tính đột phá để phát triển nhanh hệ thống hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH TP, tương xứng với vai trò trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ đó áp dụng ra các địa phương khác. Ông Thăng đề nghị Bộ GTVT tập trung giúp TPHCM xây dựng cơ chế đột phá về quản lý, đầu tư các dự án, công trình GTVT. Riêng về thủ tục đầu tư, Bộ GTVT nên ủy quyền cho TP trực tiếp quản lý hệ thống đường thủy nội địa, cảng biển, cảng vụ… để nâng cao hiệu quả khai thác và điều hành, quản lý. Về phía các Bộ ngành trung ương, cần tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc TP trong quá trình thực hiện dự án. Để thực hiện được điều này, Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng chính quyền TP cũng phải có quyết tâm và cố gắng đặc biệt. Chủ tịch UBND TP cần chỉ đạo các sở ban ngành chức năng, trên tinh thần cầu thị, phải kiên trì tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ ngành trung ương, giúp TPHCM xây dựng cơ chế làm sao để các thủ tục đầu tư, thủ tục huy động vốn… theo hướng nhanh gọn và đạt hiệu quả cao nhất. Ông Thăng cũng yêu cầu Bộ GTVT, UBND TP sớm hoàn thiện, cập nhật tất cả các quy hoạch GTVT trên địa bàn cho phù hợp với chiến lược phát triển ngành GTVT và chiến lược phát triển TPHCM, cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tập trung hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn về GTVT phù hợp với thực tế địa phương. Bên cạnh đó, TP cần phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT khẩn trương phê duyệt tổng vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đường sắt đô thị; xây dựng hệ thống cầu vượt theo quy hoạch tại các điểm nóng về ùn tắc giao thông. Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu Sở GTVT cùng lực lượng Công an xử lý dứt điểm tình trạng xe dù, bến cóc; đánh giá hiệu quả việc cho thuê lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ xe tại quận huyện, hạn chế tối đa để đảm bảo TTATGT. Khẩn trương triển khai hệ thống bãi đậu xe thông minh, tổ chức rà soát toàn bộ quỹ đất của TP đang cho thuê để phát triển thêm bến bãi phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định hệ thống giao thông TPHCM đã được quy hoạch, nhiều dự án giao thông trọng điểm được triển khai. Tuy nhiên, thực tế đến nay hạ tầng giao thông tại TP vẫn chưa thực sự đồng bộ, áp lực đối với hệ thống hạ tầng giao thông đô ngày càng gia tăng. Về đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn TP còn chậm, nguyên nhân cơ bản là do khó khăn về nguồn vốn và chậm giải phóng mặt bằng. Việc đầu tư các phương thức vận tải công cộng khối lượng lớn giải quyết ùn tắc chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là các tuyến đường sắt đô thị. Để giải quyết kịp thời các vấn đề khó khăn, vướng mắc, Bộ GTVT và UBND TP thống nhất định kỳ 3 tháng một lần sẽ tổ chức họp để giải quyết kịp thời những phát sinh trong triển khai thực hiện. Bộ GTVT cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với TPHCM trong quá trình nghiên cứu, xây dựng cơ chế đặc thù báo cáo Thủ tướng để tìm kiếm nguồn lực đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông TP. Lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị TP đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các công trình dự án đang triển khai trên địa bàn theo đúng tiến độ cam kết, đảm bảo hiệu quả đầu tư của các dự án. Cũng tại buổi làm việc, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, những năm qua, TP đã hoàn thành và đưa vào khai thác nhiều công trình hạ tầng, góp phần giảm ùn tắc giao thông… Riêng năm 2015, TP đã tăng thêm diện tích mặt đường dành cho giao thông với 12 cây cầu, 32,6km đường tương ứng với 584.000m2. Theo ông Cường, do dân số tăng nhanh đã gây áp lực lớn lên hệ thống hạ tầng giao thông TP. Do đó, thời gian tới, TP cần nguồn vốn khoảng 44 tỷ USD cho đầu tư phát triển hạ tầng đến năm 2030, trong đó ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt đô thị (metro), xe buýt nhanh (BRT), đường sắt trên cao. (Theo Chinhphu.vn)