Bất cập trong nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật vào Việt Nam

00:00 12/10/2020

(DNHN). Thủ tục nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật theo Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT và Quyết định số 15/2006/QD-BNN, khi nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật vào Việt Nam cần các thủ tục xin phép nhập khẩu kiểm dịch với các thủ tục thông quan. Trên thực tế, từ khi xin phép nhập khẩu đến khi được cấp phép nhập khẩu cần tối thiểu 5 ngày, sau đó thời gian sau khi bắt đầu thủ tục và được tiến hành các thủ tục cho đến khi nhà nhập khẩu nhận được thực phẩm có nguồn gốc động vật thông thường sẽ mất ít nhất khoảng 5 ngày nữa. Như vậy để thực phẩm đến tay nhà nhập khẩu sẽ mất khoảng 2 tuần sau khi thực phẩm có nguồn gốc động vật đã được vận chuyển tới Việt Nam, so với thủ tục của Nhật và các nước khác thì thời gian này là khá dài.

Đó là ý kiến ông Yasuzumi Hirotaka, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) trong cuộc họp liên lạc về thực phẩm được tổ chức vừa qua tại TP.HCM với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản và đại diện các cơ quan quản lý nghành của Việt Nam.

Khoảng thời gian 2 tuần này là một trong những nguyên nhân làm giá bán thực phẩm có nguồn gốc động vật tăng cao do cần thêm chi phí bảo quản, và quan trọng hơn là lo lắng về việc thời gian bảo quản lâu sẽ gây ra các vấn đề như: Chất lượng thực phẩm xuống cấp và các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khác.

cuoc-hop-lien-lac Cuộc họp liên lạc về thực phẩm được tổ chức vừa qua tại TP.HCM với sự tham gia JEKO và các doanh nghiệp Nhật Bản cùng đại diện các cơ quan quản lý nghành của Việt Nam đã tháo gỡ nhiều bất cập trong nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật vào Việt Nam

Ngoài ra, đối với những sản phẩm, thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu lần đầu tiên vào Việt Nam, khi thực hiện thủ tục xin phép nhập khẩu nêu trên còn cần phải nộp bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành 1, 2 ngày trước khi nhập khẩu của nước xuất khẩu, do vậy buộc các doanh nghiệp Nhật Bản phải xin phép nhập khẩu ngay trước khi xuất khẩu sản phẩm.  Ông Yasuzumi Hirotaka cho biết thêm.

Tuy nhiên, theo quy trình thủ tục nêu trên thì thời gian từ lúc xin cấp phép nhập khẩu cho đến khi có quyết định cho phép nhập khẩu đã mất 5 ngày. Do vậy, khi vận chuyển thực phẩm có nguồn gốc động vật bằng đường hàng không thì những thực phẩm đã đăng ký xin phép nhập khẩu sẽ tới trước khi được cấp phép nhập khẩu, và đây cũng lại là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm thời gian bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Nếu các thủ tục trên được tiến hành để kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật thì việc thực hiện quá nhiều thủ tục ngược lại sẽ làm mất tính an toàn của thực phẩm. Do vậy, cách làm hiện tại là chưa hợp lý, việc đơn giản hóa thủ tuc cần phải thực hiện một cách triệt để.

Tại Việt Nam, theo nguyên tắc khi nhập khẩu, cần tiến hành đầy đủ các thủ tục nêu trên. Tuy nhiên, đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản mong rằng các cơ quan chức năng Việt Nam sẽ áp dụng ngoại lệ đối với một số nhà nhập khẩu đáng tin tưởng, đã có những thành tích nhập khẩu trong quá khứ, như miễn hoặc giản lược một số thủ tục trong hồ sơ theo quy định. Ông Yasuzumi Hirotaka chỉ rõ.

Về lệ phí, thời gian thẩm tra và đăng ký trực tuyến liên quan đến thủ tục đăng ký khai báo sản phẩm. Trong cuộc họp liên lạc thực phẩm năm 2015, vấn đề này đã được đề xuất, tuy nhiên theo kết quả điều tra gần đây của JETRO thực hiện với đối tượng là các doanh nghiệp Nhật Bản thì sau hơn một năm tình hình vẫn chưa được cải thiện đã gây ra khó khăn nhất định đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật của Nhật Bản vào Việt Nam.

Việc thiết lập đường dây nóng gọi đến Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm  (Bộ Y tế) được thiết lập nhằm thu thập phản ánh các hành vi vi phạm của các cơ quan chức năng, nhưng đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản nêu ý kiến lo lắng và cho rằng sẽ gặp những vấn đề rắc rối nếu thông báo đến đường dây nóng, và cách làm này sẽ khó được áp dụng.

Ngoài ra, việc trao đổi kỹ hơn về cơ chế thực hiện, làm sao để khi xin phép trực tuyến thì thời gian cần thiết phải được tuân thủ theo luật định (tùy theo mức độ cần thiết, nếu cơ quan phụ trách không có bất kỳ thông báo nào tới người xin cấp phép trong thời gian luật định thì việc xin phép sẽ coi như đã được chấp thuận bởi cơ quan phụ trách), nhằm làm minh bạch, cũng như giúp việc thực hiện thủ tục đăng ký sản phẩm được thuận lợi hơn.

Theo nghị định 38/2012/ND-CP (Nghị định số 38), thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải được công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và phải được đăng ký bản công bố hợp quy (đăng ký công bố sản phẩm). Về thủ tục đăng ký công bố sản phẩm, nếu nộp khoản lệ phí từ 180-250USD thì được cấp giấy xác nhận trong vòng 1, 2 tuần, tuy nhiên nếu nộp lệ phí theo luật định (150.000 VND) thì sẽ phải chờ từ 3 tuần đến 1 tháng.

Theo luật thì lệ phí đăng ký công bố sản phẩm là 150.000 VND (Thông tư số 149/2013/TT-BTC (Thông tư số 149) Mục 2 biểu số 1), thời gian quy định là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ (Mục 4, Điều 4 Nghị định số 38), nhưng thực tế cơ quan thẩm quyền đã không dựa theo luật mà thời gian cấp xác nhận sẽ thay đổi tùy thuộc vào tiền lệ phí đã nộp.

Đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản nêu rõ: Trên thực tế đã có những trường hợp phải tự hủy bỏ giao dịch nhập khẩu do không nắm rõ về thời gian và lệ phí cần thiết khi xin cấp xác nhận công bố hợp quy, các cơ quan chức năng cần triệt để việc thực thi tuân theo quy định của pháp luật đối với tiền lệ phí và thời gian cấp xác nhận.

Các bất cập trên được đại diện của JEKO và các doanh nghiệp Nhật Bản nêu ra đã được đại diện các cơ quan quản ý nghành: Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Cục Giám sát và quản lý thực vật (Tổng cục Hải quan), Đại diện Bộ Tài chính của Việt Nam tiếp thu để thay đổi và tháo gỡ trong thời gian tới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Nhật Bản nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật vào Việt Nam.

Bài và ảnh: Tấn Anh (Văn phòng Đại diện phía Nam)