Ban Mai – Trường Học Của Nhân Cách

00:00 12/10/2020

DNHN: Trong những năm học phổ thông, học sinh không chỉ được học những kiến thức cơ bản mà còn được rèn dạy về đạo đức. Những giá trị đạo đức căn bản (tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương…) sẽ giúp cho con người sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, việc triển khai dạy đạo đức tới học sinh theo cách nào để đạt hiệu quả tốt nhất thì lại là một vấn đề đáng bàn.

Hệ thống Giáo dục Ban Mai bao gồm các cấp học mầm non – tiểu học – THCS – THPT, nằm tại Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.

Dạy đạo đức trong học đường: Cần thay đổi để hiệu quả hơn PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục & Đào tạo cho rằng, không chỉ ở cấp tiểu học mà ở cả các cấp học khác, môn học Đạo đức - Giáo dục Công dân chưa được chú trọng. Một trong những hạn chế trong chương trình dạy hiện nay là còn nặng về “dạy chữ”, xem nhẹ việc “dạy người”. Chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân. Dạy đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh. Nhưng chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, không gắn liền với đời sống, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh. Tại một cuộc hội thảo về giáo dục, nguyên Thứ trưởng GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng, để Đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD-ĐT thành công, trước hết phải thay đổi việc dạy đạo đức trong nhà trường, bởi đây là vấn đề mấu chốt để chấn hưng giáo dục. “Giáo dục đạo đức cho học sinh là một kỹ năng cần phải nghiên cứu, sắp xếp lại để cho phù hợp với tổng thể các môn học khác” – ông Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh. Nhân cách – Chìa khóa số 1 hình thành nên giá trị học sinh Ban Mai Trong nhiều năm học qua, Hệ thống giáo dục Ban Mai luôn là một điểm sáng trong giáo dục của quận Hà Đông nói riêng và ngành giáo dục Thủ đô nói chung. Theo cô Mai Thị Lan Anh (chủ tịch Hệ thống), thì: “Ban Mai xác định là trường học tiêu chuẩn Quốc tế, học sinh Ban Mai là những thế hệ công dân đầy khát vọng với 5 chìa khóa thành công bền vững: Nhân cách – Tri thức – Năng lực – Sức khỏe – Tư duy toàn cầu. Sứ mệnh của Ban Mai là truyền cảm hứng – trao yêu thương – tôn trọng sự khác biệt – tạo cơ hội trải nghiệm – mang đến hạnh phúc và thành tựu cao”.

Học sinh ở các cấp học khác nhau trong toàn Hệ thống thể hiện chủ đề tháng 1-2/2017: Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. Hệ thống giáo dục Ban Mai (Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội)  gồm đầy đủ các cấp học: Mầm non – Tiểu học – THSC – THPT.  Mục tiêu đầu tiên trong định hướng giáo dục tại Ban Mai là giáo dục nhân cách cho học sinh. Trong suốt 9 năm qua, Ban Mai đã xây dựng nên những thế hệ học sinh với các giá trị: Có tình yêu thương, lòng biết ơn, sự tự tin, biết tôn trọng những người xung quanh và sống có trách nhiệm. Và những giá trị này được xây dựng một cách hiệu quả thông qua các hoạt động trải nghiệm với từng chủ đề khác nhau. Tại Ban Mai, mỗi năm học có một chủ đề khác nhau để định hướng cho các hoạt động trong cả năm học đó. Nếu như năm học 2015-2016 là “Sống chủ động” thì chủ đề năm học 2016-2017 là “Yêu thương và trưởng thành”, với thông điệp: mỗi người Ban Mai là người biết yêu thương chính mình, gia đình, bạn bè, thầy cô, từ đó mở ra yêu thương với cộng đồng xung quanh, hoàn thiện nhân cách sống để mang lại những điều ý nghĩa - bên cạnh việc trau dồi tri thức. Đó là biểu hiện của sự trưởng thành trong tâm thức, đạo đức của mỗi người. The Morning là chuỗi thư viện Ban Mai triển khai dành tặng tới các trường khó khăn trên cả nước nhằm thắp sáng văn hóa đọc. Trong những năm qua, các thư viện đã được trao tặng tới Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 (Hà Nội), Trường tiểu học Hương Sơn B (Hà Nội), Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Hầu Thào (Lào Cai), Tiểu học Hưng Phú B (Bạc Liêu), Trường THCS Liêm Sơn (Thanh Liêm, Hà Nam). Tháng 9/2016, hoạt động làm bánh dẻo Tết Trung thu không chỉ được học sinh Ban Mai mang trao tặng tại Viện Bỏng Quốc gia, Trại trẻ mồ côi Hà Cầu, Trung tâm Bảo trợ xã hội 3… mà còn gây quỹ từ thiện, đóng góp hơn 52 triệu đồng (khối tiểu học) và  gần 17 triệu đồng (khối mầm non) để xây dựng thư viện The morning tiếp theo - tặng học sinh Trường tiểu học Đồng Mai 2, Hà Đông, Hà Nội. Ngày 20/10 vừa qua, toàn bộ học sinh trong trường đã cùng "giả vờ" mang bầu trước bụng mình để hiểu hơn về cảm giác của mẹ khi mang bầu. Với học sinh lớp 1, bầu giả thường là những chiếc gối nhỏ, nhằm mục đích giúp các em hiểu cảm giác vướng víu khi mang một cái gì đó trước bụng trong mọi sinh hoạt. Với học sinh các lớp lớn hơn thì bưởi, sách vở... là những thứ được tận dụng để tham gia hoạt động. Học sinh Phương Linh (5A1) viết trong tấm bưu thiếp sau hoạt động này: “Hôm nay là một ngày thật đáng nhớ mẹ ạ. Con đã được biết cảm giác của mẹ khi đẻ con và em. Mẹ đã phải trải qua một thời gian dài đau đớn, khó chịu phải không ạ? Hôm nay chúng con cũng đã thử trải nghiệm làm một “bà bầu” mẹ ạ. Con đã cảm thấy thật khó chịu. Và con đã bỏ cuộc. Lúc đó là lúc con thấy quý mẹ nhất. Mẹ đã không bỏ cuộc và đã cố gắng giữ gìn con”.

Khoanh tay, cúi chào sâu góc 90 độ một cách từ tốn, lễ phép là bài học dành cho học sinh bậc mầm non tại Ban Mai để thực hành trong cuộc sống.

Tháng 11, chùm hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh (giúp đỡ thầy cô, trở thành trợ giảng phối hợp cùng thầy cô, đặc biệt là đóng vai trở thành thầy cô giáo đứng giảng bài trong 20 phút) đã giúp học sinh Ban Mai biết nói lời yêu thương từ thụ động sang việc nảy sinh nhu cầu nói lời yêu thương từ trái tim. Học sinh Minh Ngọc (5A2) chia sẻ: “Được làm cô giáo là ước mơ của con, và hôm nay con rất hạnh phúc khi được trải nghiệm làm cô giáo. Sau tiết học, con hiểu rằng để có một tiết dạy, cô giáo con đã phải chuẩn bị rất nhiều để chúng con có một tiết học lý thú. Con xin cảm ơn cô đã vất vả để cho chúng con những tiết học vui và bổ ích”. Bên cạnh đó, từ năm học 2015-2016, Ban Mai triển khai thực hiện chương trình “The leader in me – Lãnh đạo bản thân” – một chương trình kỹ năng sống của Mỹ, tạo nên sự chuyển dịch tích cực của học sinh trong việc hình thành, rèn luyện các thói quen tốt. Đây là chương trình được triển khai ở gần 3000 trường học tại hơn 500 quốc gia trên thế giới, được đánh giá là đòn bẩy tạo nên sự thay đổi tích cực về đạo đức, tư duy, kỹ năng sống dành cho học sinh. Với tầm nhìn sứ mệnh đề cao giá trị đạo đức cùng cách triển khai thông qua trải nghiệm thực tế như trên, Hệ thống Ban Mai đã làm nên thương hiệu “Trường học của yêu thương, học sinh có nhân cách tốt” trong lòng các bậc phụ huynh. Phụ huynh học sinh Quỳnh Anh (Lớp S5- CLB Ươm mầm nhân cách 2017 ) chia sẻ: "Mình có con đang học lớp 5A2 tại Ban Mai. Trong thời gian học ở đây, mình thấy con phát triển về mọi mặt. Ban đầu con là một cô bé nhút nhát ở trường mầm non. Khi chọn trường cho con vào lớp một, mình rất cân nhắc, tìm hiểu và thấy Ban Mai là ngôi trường tốt nhất để con phát triển. Và mình đã cho con học ở đây. Sau 5 năm học, con rất trưởng thành, tự tin. Đến cô con gái thứ 2 của mình chuẩn bị bước vào lớp một, năm nay mình cũng chọn cho con tham gia CLB “Ươm mầm nhân cách”, và học ở Ban Mai. Ngoài phát triển tri thức, việc phát triển nhân cách cho các con ở đây cũng đạt kết quả tối ưu. Thế nên mình rất yên tâm khi cho con học lớp hành trang phát triển nhân cách này”. Bùi Lê Minh Hoàng (cựu học sinh lớp 5A2, hiện đang là học sinh lớp 7 Trường THCS Amsterdam Hà Nội) tâm sự: “5 năm gắn bó với Ban Mai, con yêu nơi đây bởi tình yêu của cô giáo dành cho học sinh, tình cảm thân thiết giữa bạn bè với nhau. Ban Mai là một gia đình mà con mãi không thể nào quên, cũng là hành trang cho con bước vào cuộc đời mai sau. Với hành trang tốt như thế này, con nghĩ mình sẽ có một tương lai tươi sáng. Nếu không có Ban Mai, con sẽ không có được một con người như bây giờ".

Từ Ban Mai, những thế hệ học sinh luôn được trưởng thành trong yêu thương với nhân cách tốt.

Hình thành nhân cách thông qua chuỗi sự kiện và hoạt động trải nghiệm trong từng năm học là hướng đi đúng đắn của Hệ thống Giáo dục Ban Mai, góp phần xây dựng môi trường giáo dục tốt để học sinh được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài. Bài, ảnh: MINH HÀO